【lich bd phap】Chương trình doanh nghiệp ưu tiên: Đâu là tiêu chí?
Tại hội thảo, 2 chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm chuyên sâu trong triển khai CTDNƯT tại nhiều quốc gia, đã mang đến những thông tin quan trọng, thiết thực.
Việc thực hiện thành công CTDNƯT sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và gián tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển của DN. Nó cũng thể hiện tầm vóc, sự đóng góp của DN vào số thu NSNN, hoạt động XNK, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam.
Hai chuyên gia Ian Scott và Stephen Cox (đến từ Anh và Australia) - những người có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt chuyên sâu trong CTDNƯT, quản lí rủi ro… đã tham gia tư vấn tại nhiều nước trên thế giới cho biết: Tại nhiều quốc gia, DN luôn xem việc được tham gia CTDNƯT là một vinh dự, tự hào hết sức to lớn. Nó thể hiện uy tín, quy mô hoạt động của DN.
Và trong tất cả các văn bản, giấy tờ, DN luôn có những dòng chữ khẳng định mình là DN ưu tiên. Đây cũng là cách quảng bá thương hiệu hết sức hiệu quả… vì được công nhận DN ưu tiên, nghĩa là lịch sử tuân thủ pháp luật của DN, sự minh bạch trong tất cả hoạt động đã được cơ quan Nhà nước thẩm định, nên uy tín với khách hàng, người tiêu dùng sẽ được đảm bảo, đó là điều hết sức có lợi cho DN.
CTDNƯT đem lại nhiều lợi ích cho DN, chính vì vậy việc thẩm định để chứng nhận là điều hết sức khắt khe và không hề dễ dàng. Những tiêu chí nào là then chốt để cơ quan Hải quan nhìn nhận, đánh giá nhằm công nhận một DN được ưu tiên là điều quan trọng.
Theo chuyên gia Ian Scott và Stephen Cox, kinh nghiệm tại nhiều nước đã thực hiện là căn cứ vào 5 nhóm tiêu chí gồm: Hồ sơ DN, lịch sử tuân thủ, lịch sử kinh doanh và vận chuyển hàng hóa của DN (các hệ thống kế toán và hậu cần), khả năng thanh toán tài chính, các yêu cầu về an ninh và an toàn. Hồ sơ DN phải giúp cơ quan Hải quan có được cái nhìn tổng thể về DN xin tham gia Chương trình với các thông tin về quy mô, mức độ phức tạp của công việc kinh doanh, thông tin về các vấn đề hải quan.
DN phải có lịch sử tuân thủ tốt các quy định về hải quan, thông thường được áp dụng trong 3 năm gần nhất với thời điểm đánh giá; quy mô DN; tính chất, mức độ thường xuyên của các sai phạm; việc khai báo tự nguyện; sửa chữa các sai phạm trước đó; việc tuân thủ của các đại lí thủ tục hải quan.
Lịch sử kinh doanh và vận chuyển phải có hệ thống quản lí cho phép cơ quan Hải quan kiểm soát; tạo điều kiện cho họ các biện pháp kiểm soát dựa trên kiểm toán; cho phép truy cập vào hệ thống sổ sách thực tế hoặc qua máy vi tính; các biện pháp kiểm soát nội bộ của DN.
Khả năng thanh toán tài chính, DN phải thể hiện sự vững mạnh về tài chính (thông thường là 3 năm gần nhất với thời điểm đánh giá); các khoản nợ đối với cơ quan Hải quan; các khoản nợ khác bên ngoài. Trong lĩnh vực an ninh và an toàn, DN phải có các tiêu chuẩn phù hợp với loại hình DN; tự đánh giá về an ninh, an toàn; bảo vệ hàng hóa không bị làm giả; bốc dỡ hàng trong quá trình XNK…
Thái Bình
相关推荐
- Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bé gái ở Kiên Giang nghi bị dí sắt nóng vào người hiện đang ở đâu?
- Doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nhờ áp dụng TPM
- Tổng bí thư: Phát triển bền vững tình đoàn kết Campuchia
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- 4 tấn nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc vừa bị phát hiện ở Hà Nội
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15% so với năm 2023
- Cảnh báo: Mẹ bầu sinh non có nguy cơ mắc bệnh tim