Chậm gỡ “thẻ vàng” IUU,ếttâmcaonhấtđểgỡthẻvàsoi kèo real madrid vs valencia tổn thất nhiều triệu USD Nhiều quy định mới nhằm quyết liệt gỡ "Thẻ vàng" IUU Gỡ thẻ vàng, doanh nghiệp thủy sản cam kết "nói không với IUU" |
Nuôi thủy sản trên biển là một định hướng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển ngành thủy sàn bền vững. Ảnh: XT |
Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 98,25%
Đánh giá về những ảnh hưởng của “thẻ vàng” EC đến thuỷ sản Việt Nam, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, kể từ khi EC cảnh báo "thẻ vàng" đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam vào tháng 10/2017, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU sụt giảm bình quân từ 6-10%/năm (tùy từng năm). Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam là EU (chiếm từ 17-20% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản) đã tụt xuống vị trí thứ 5 (sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN). Cùng với đó, "thẻ vàng" của EC cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín, vị thế và quan hệ ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, gây tổn thất về mặt kinh tế - xã hội đối với cộng đồng ngư dân ven biển và các doanh nghiệp.
Theo Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau gần 7 năm thực hiện nhiệm vụ gỡ "thẻ vàng" của EC, đến nay đã thống kê cơ bản, nắm bắt được tổng số đội tàu cá. Cả nước hiện có hơn 86.800 tàu, số lượng tàu cá từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt tỷ lệ 98,25%. Công tác xác minh, xử lý các hành vi khai thác IUU có sự chuyển biến tích cực, nhiều vụ việc vi phạm đã được xử phạt theo quy định.
Cục trưởng Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng: Việc điều tra, xử phạt hành vi vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài còn rất hạn chế. Từ năm 2020 đến nay mới xử phạt được 81/381 tàu. Hầu như chưa xác minh, xử phạt các trường hợp vượt ranh giới trên biển, xử phạt vi phạm khai thác sai vùng, nhật ký thu mua, chuyển tải, nhật ký khai thác rất ít so các vụ việc vi phạm. |
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, ngành kiểm ngư cũng đang gặp không ít khó khăn bởi Việt Nam là quốc gia có nhiều vùng biển giáp ranh, chồng lấn với các nước trong khu vực, đang tiến hành đàm phán, phân định nên cũng khó khăn trong việc tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân phạm vi khai thác trên biển.
Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Kiểm ngư cho rằng, vẫn còn một số nhiệm vụ chuyển biến còn rất chậm, chưa đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của EC. Trong đó, việc kiểm soát, quản lý hoạt động tàu cá ra vào cảng, xuất nhập bến và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm khai thác IUU chưa thật sự hiệu quả, chưa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, sự phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật các địa phương và giữa các địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả… Vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa hoàn thành được việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS) và xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”. Việc lắp đặt VMS đã đạt gần 100%, tuy nhiên tình trạng tàu cá ngắt kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển xảy ra phổ biến. Đặc biệt, tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng.
Thời gian còn rất ít
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của Cục Kiểm ngư, Thượng tá Ngô Thanh Lâm, Quân chủng Hải quân cho biết, có hai nguyên nhân chính khiến tình trạng vi phạm ngư trường của ngư dân, đó là nguồn lợi thủy sản ngày một khan hiếm và ý thức của một bộ phận ngư dân trong việc đánh bắt đúng quy định còn chưa cao… Ngoài ra, các lực lượng thực thi pháp luật còn thiếu và yếu về hạ tầng cũng như năng lực quản lý trên biển. Do đó, cần tăng cường giáo dục, thay đổi nhận thức của ngư dân khi đánh bắt trên biển, cũng như cải tiến kỹ thuật trong hệ thống giám sát tàu thuyền đánh bắt của ngư dân.
Đồng tình với những khó khăn trên, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Đại tá Đào Anh Tú chia sẻ, khi truy vết hành trình, tình trạng vi phạm ngư trường của ngư dân vẫn còn cao, nhiều tàu đi đánh bắt trong nhiều tháng mới cập bến cũng gây khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm… Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát biển cũng thường xuyên phải can thiệp trường hợp các lực lượng nước ngoài bắt giữ sai tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Để giải quyết vấn đề "thẻ vàng" của EC, Đại tá Đào Anh Tú cho rằng, cần chia sẻ hệ thống giám sát hành trình cũng như nâng cấp phần mềm quản lý giám sát để đáp ứng tình hình thực tế trên biển, hạn chế tối đa những trường hợp bà con theo luồng cá để thuyền trôi vào vùng biển nước ngoài…
Thời gian từ nay cho đến khi đoàn kiểm tra của EC đến Việt Nam để xem xét các yếu tố gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam là còn rất ít, vì vậy, theo Cục trưởng Cục Kiểm ngư, giải pháp ngắn hạn trước mắt từ nay đến tháng 10/2024 là phải triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp theo khuyến nghị của EC. Trong đó trọng tâm là có giải pháp ngăn chặn, chấm dứt vi phạm của các tàu cá ở vùng biển nước ngoài; phải đảm bảo 100% các tàu cá khi hoạt động trên biển phải bật thiết bị giám sát hành trình, không mất kết nối trên biển để quản lý được tàu cá và tất cả các lô hàng xuất khẩu sang thị trường EC phải đảm bảo tính pháp lý và minh bạch. Chúng ta vẫn phải triển khai các giải pháp dài hạn để phát triển ngành thuỷ sản bền vững đi kèm tăng trưởng xanh và hội nhập quốc tế.
“Chúng ta vẫn có cơ hội để gỡ được cảnh báo ‘thẻ vàng’ IUU trong tháng 10 tới, tuy nhiên với những tồn tại hiện nay, cần có sự cố gắng đến 200-300% và triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các giải pháp, có sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương, đặc biệt là nâng cao ý thức của người dân”, Cục trưởng Nguyễn Quang Hùng khẳng định.