【xem lai tran dau】'Dính' tắc đường khi trở lại thành phố sau kỳ nghỉ lễ 2/9, lái xe cần làm gì?
Chắc chắn không ai muốn gặp lại cảnh ùn tắc hàng giờ đồng hồ như tại các cửa ngõ Hà Nội,ínhtắcđườngkhitrởlạithànhphốsaukỳnghỉlễláixecầnlàmgìxem lai tran dau TP. HCM vào ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 vừa qua. Nhưng nếu không may là "dính" tắc đường khi trở lại thành phố thì cũng đừng quá lo lắng.
Các chuyên gia cho rằng, hãy luôn giữ cho mình trạng thái thoải mái nhất sau tay lái bởi sự nóng vội, ức chế hay mất tập trung vừa có thể làm hại bạn, lại không giúp đỡ tắc đường hơn.
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho lái xe nếu không may ở trong cảnh tắc đường khi trở lại thành phố:
1. Giữ tinh thần thoải mái, di chuyển tuần tự
Lời khuyên của những lái xe có kinh nghiệm là hãy bình tĩnh, di chuyển tuần tự theo dòng xe. Cần tuyệt đối tránh việc vượt ẩu, chen ngang, tạt đầu xe khác dẫn đến nguy cơ va chạm và gây ức chế cho chính mình cũng như các phương tiện xung quanh.
Có thể giữ tinh thần thoải mái bằng những bản nhạc nhẹ nhàng thay vì những ca khúc remix quá mạnh mẽ. Đồng thời nói chuyện với những người trên xe để "quên" đi cảnh tắc đường không mấy dễ chịu.
2. Giữ khoảng cách an toàn, không phanh gấp
Khi xảy ra tắc đường, khoảng cách giữa các xe thường bị thu hẹp lại. Xe phía trước có thể phanh gấp bất cứ lúc nào mà nếu không chú ý sẽ rất dễ đâm vào. Khi đó, lỗi sai hoàn toàn thuộc về bạn vì đã không giữ khoảng cách an toàn.
Ngược lại, bạn cũng nên hạn chế tối đa việc phanh gấp, có nguy cơ khiến xe phía sau đâm phải. Lúc này, dù có thể bạn không sai nhưng bản thân cũng rất mất thời gian để giải quyết.
3. Đi đúng làn đường, phần đường
Một thói xấu mà nhiều lái xe mắc phải khi đường đông là kiểu “điền vào chỗ trống”, hễ thấy làn bên cạnh có khoảng trống là chuyển làn, tạt đầu xe khác để ngoi lên trên. Trên thực tế không hiếm gặp trường hợp ô tô đi cả vào làn khẩn cấp hoặc vào phần đường dành cho xe máy, sau đó "nhoi" ra ngoài gây xung đột giao thông.
Nếu chỉ vì nóng vội mà chuyển làn, tạt đầu các xe khác sẽ khiến tình trạng ùn tắc càng thêm nghiêm trọng, điều này còn rất dễ xảy ra va chạm không đáng có.
4. Tuân thủ theo điều tiết của CSGT
Vào những ngày cao điểm như lễ tết, lực lượng CSGT sẽ tiến hành điều tiết, phân luồng giao thông từ xa tại các cửa ngõ vào thành phố để chống ùn tắc.
Và khi nhận được sự khuyến cáo, điều tiết và phân luồng từ phía CSGT, bạn nên tuân thủ tuyệt đối vì điều đó sẽ giúp hành trình của mình thuận lợi hơn.
Đồng thời, tuân thủ tuyệt đối theo sự điều tiết, phân luồng của các lực lượng chức năng như CSGT bởi sự điều tiết của họ nhằm hướng các phương tiện đến nơi có lưu lượng thấp hơn, giúp cho tình hình ùn tắc bớt nghiêm trọng.
5. Quan sát kim nhiệt, bình tình xứ lý khi gặp sự cố
Việc tắc đường quá lâu có thể dẫn tới chiếc xe bị nóng máy do kiệt nước làm mát, nặng có thể "nằm đường" khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian để khắc phục. Đây là trường hợp hy hữu nhưng cũng có thể xảy đến với bất kỳ ai, do đó lái xe khi tắc đường thường xuyên phải nhìn vào kim nhiệt để có hướng xử lý kịp thời.
Thông thường, kim nhiệt trên bảng đồng hồ của xe luôn ở một vị trí an toàn, nằm giữa C (Cold) và H (Hot). Tuy nhiên, nếu phải "bò" trên đường trong một khoảng thời gian dài, cộng với việc nước làm mát bị rò rỉ, kim nhiệt này có nguy cơ tăng dần đến H.
Khi phát hiện xe của bạn bị quá nhiệt, hãy bình tĩnh đỗ xe gọn gàng vào sát lề đường bên phải, tắt máy, bật đèn cảnh báo và đặt các dụng cụ báo hiệu như chóp phản quang, vật cản cách xe 10-15m để báo cho các phương tiện đi phía sau.
Mở nắp capo để kiểm tra bình nước phụ và các dây dẫn nước xem có rò rỉ không. Nếu chỉ là hết nước làm mát đơn thuần, đợi khoảng 10-15 phút cho nguội rồi châm thêm nước làm mát hoặc nước lọc vào là có thể khởi động đi tiếp. Với trường hợp nặng hơn do bục két nước, bục dây dẫn,... hãy nhanh chóng gọi điện cho các thợ kỹ thuật quen biết để được tư vấn.
Ngoài các lưu ý trên, các chuyên gia còn đưa ra những lời khuyên cho cánh tài xế trước khi khởi hành nên kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật xe như nước làm mát, lốp xe, phanh, hệ thống đèn, mức nhiên liệu,... để đảm bảo "xế cưng" ở trong tình trạng tốt nhất.
Nếu có thể, nên điều chỉnh thời điểm xuất phát để tránh giờ cao điểm (thường vào buổi chiều của ngày nghỉ cuối cùng), đồng thời tham khảo các ứng dụng như Google Maps hay radio để lựa chọn được tuyến đường hợp lý.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc gửi bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bỏ ra 3 phút 'soi' 6 bộ phận này sẽ giúp chuyến đi đường dài an tâm hơnTrước mỗi chuyến đi vào dịp nghỉ lễ dài ngày bằng ô tô, tài xế chỉ cần bỏ ra 2-3 phút quan sát, kiểm tra một số vị trí của xe trước khi khởi hành để nắm được tình trạng và yên tâm hơn cho hành trình của mình.(责任编辑:World Cup)
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết
- ·Pháp vẫn là điểm đến du lịch được ưa thích nhất thế giới
- ·Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 10 thu hút 200.000 người
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Việt Nam nỗ lực hút khách du lịch từ Pháp, các nước châu Âu
- ·Giới thiệu bộ sưu tập linh vật Việt Nam từ thời kỳ dựng nước
- ·Động lực để du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Sôi động với hội diễn văn nghệ Campuchia
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Thế gian không ai bằng cha mẹ!
- ·Thuyền đua Đà Nẵng giới thiệu hình ảnh Việt Nam tại Australia
- ·Vẻ đẹp thanh bình trên xã đảo Thạnh An
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·Thưởng thức chiếc bánh pizza Neapolitan dài nhất thế giới
- ·Về thăm “Làng Vũ Đại ngày ấy”...
- ·Hơn 5 vạn khách thập phương chen chúc trẩy hội chùa Hương
- ·Sóc Bom Bo
- ·Bình Phước dâng hương các Vua Hùng