Nhằm tạo việc làm,ọngđotạonghềtheođịachỉkèo nhà cái bóng đá trực tiếp hôm nay nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Người lao động làm việc tại xưởng may của Công ty TNHH May mặc Phú Ngọc đặt tại huyện Châu Thành A. An tâm học nghề Mỗi ngày hơn 5 giờ sáng, bà Huỳnh Thị Thúy Hằng, ở ấp Nhơn Ninh, xã Nhơn Nghĩa A, thức dậy lo chuyện cơm nước, sau đó đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành A để may. Theo bà Hằng, nhờ có công việc này, bà không phải đi làm xa nhà, có thời gian lo công việc nhà cửa. Bà Hằng kể, trước khi vào làm ở đây, vợ chồng bà đi làm ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mỗi ngày hơn 3 giờ sáng bà phải thức nấu cơm, đến 4 giờ bắt đầu đi làm, tối khuya mới về tới nhà. Tuy tiền lương khá, nhưng công việc rất mệt và ảnh hưởng sức khỏe. Khi thấy địa phương thông báo tuyển dụng lao động học nghề may công nghiệp để cung ứng cho Công ty TNHH May mặc Phú Ngọc với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, bà Hằng quyết định nghỉ công việc ở Trà Nóc, đi học nghề. Bà Hằng chia sẻ: “Làm việc ở đây, vừa gần nhà mà thời gian cũng thoải mái hơn, không phải đi sớm về khuya như lúc trước. Tuy mới vào may hơn 1 tháng, nhưng tháng đầu tiên tôi đã lãnh được 3,9 triệu đồng. Tôi thấy phấn khởi lắm”. Hiện nay, người con gái của bà cũng vào làm chung, nhờ đó, thu nhập gia đình tăng lên, cuộc sống cũng ổn định hơn. Để tạo việc làm cho người lao động, các cơ sở dạy nghề đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, để tìm đầu ra cho học viên sau học nghề. Năm 2018, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Vị Thủy đã giới thiệu việc làm cho học viên hoàn thành khóa học đến làm việc tại các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang, Công ty TNHH Lạc Tỷ II, Công ty Cổ phần May Nhật Thành… Với nhóm lao động từ 40 tuổi trở lên, trung tâm giới thiệu đến các cơ sở gần nhà, hoặc hợp tác với doanh nghiệp đủ năng lực đem cơ sở sản xuất về địa phương hay làm gia công tại gia đình… Chị Nguyễn Thị Trang, ở ấp 1, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho biết: “Khi Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở lớp may công nghiệp cung ứng lao động cho Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang, tôi đã đăng ký học nghề. Việc đơn vị đào tạo liên kết với công ty, doanh nghiệp nên tôi yên tâm học nghề, bởi không phải lo vấn đề việc làm”. Mặc dù, các cơ sở dạy nghề chủ động tìm kiếm, phối hợp với doanh nghiệp thực hiện nhiều mô hình đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn khó khăn như đào tạo nghề đã từng bước chuyển từ cung sang cầu cho doanh nghiệp, tuy nhiên một số ngành nghề đặc thù, đòi hỏi kỹ thuật cao thì địa phương chưa đáp ứng được, Tình trạng người lao động thôi việc, nhảy việc diễn ra khá phổ biến. Việc quy định về độ tuyển dụng, về giới của một vài doanh nghiệp chưa tạo được cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động từ 40 tuổi trở lên… Nâng cao chất lượng đào tạo Theo ông Chu Văn An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang, tỉnh có nhiều cơ sở đào tạo nghề, nhưng chủ yếu đào tạo những nghề đã có, chứ chưa đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, các trường cần liên kết với doanh nghiệp, khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó nắm được nhu cầu của doanh nghiệp mà đào tạo. Nhờ vậy, vừa giúp doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn lao động đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời, giúp người học tìm được việc làm phù hợp với bản thân. Còn bà Phan Thị Minh Châu, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần May Nhật Thành, để tuyển dụng được nguồn lao động, công ty đã chủ động đến các trường cao đẳng, trung cấp nghề thành phố Cần Thơ. Đồng thời, ký hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ việc làm Hậu Giang để tuyển dụng lao động. “Hiện nay, có nhiều công ty may mặc hoạt động, nên chúng tôi không thể ngồi tại đơn vị chờ lao động đến mà phải chủ động tìm kiếm nguồn lao động”, bà Châu chia sẻ. Theo đánh giá của ngành chức năng, thời gian qua công tác phân tích dự báo thị trường lao động, dự báo biến động lao động trong doanh nghiệp tuy có thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. Sự liên kết giữa 4 bên: doanh nghiệp, người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo đôi lúc chưa chặt chẽ… Phát biểu tại Hội thảo đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu, cho rằng, hiện nay các cơ sở đào tạo nghề vẫn mang tư tưởng đào tạo những gì đã có, công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức của người lao động nói chung tuyên truyền để người dân học nghề còn hạn chế. Vì vậy, các cơ sở dạy nghề cần nâng cao chất lượng đào tạo bằng những giải pháp đồng bộ, trong đó, gắn đào tạo với sử dụng đào tạo theo nhiều phương thức liên kết đào tạo với các đơn vị có thế mạnh trong công tác đào tạo nghề mà địa phương chưa có, chú trọng đào tạo theo địa chỉ. Ngoài ra, hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tiến hành điều tra cung cầu lao động đối với đối tượng mở rộng từ các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ có phân loại lao động theo trình độ, giới tính, nhóm tuổi, ngành nghề… Công khai thông tin này trên các phương tiện thông tin để giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm lao động, người lao động thấy được nhu cầu của doanh nghiệp…”.
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |