Bên lề Hội nghị COP29, ông Phạm Văn Tấn (Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường) – Phó Trưởng đoàn Đàm phán của Việt Nam tại Hội nghị COP 29 có buổi tiếp, làm việc với bà Anne Hammill, Phó Chủ tịch Viện quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) về các nội dung hợp tác tiềm năng trong triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng thị trường các-bon.
Tại buổi gặp, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ tiến độ cập nhật Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu (NAP), Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) 3.0 của Việt Nam, ông Tấn đưa ra một số những nội dung hợp tác tiềm năng, bao gồm: Xây dựng chiến lược huy động nguồn lực từ khối tư nhân trong triển khai NAP, NDC của Việt Nam; hoàn thiện Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá đồng lợi ích về đa dạng sinh học trong triển khai NAP và NDC; thiết lập và vận hành thị trường các-bon.
Việt Nam mong muốn học hỏi kinh nghiệm các nước về xây dựng, hoàn thiện khung Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia. Việc cập nhật NDC 3.0 cũng sẽ xem xét bổ sung vào hợp phần thích ứng biến đổi khí hậu nhiều nội dung hơn về đa dạng sinh học, đồng lợi ích cho các bên liên quan.
Về thị trường các-bon, lộ trình của Việt Nam là sẽ vận hành thị trường trong nước từ năm 2028 và sau đó kết nối với thị trường quốc tế. Trong giai đoạn thí điểm từ năm 2025 – 2027, việc phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho một số lĩnh vực phát thải lớn và vận hành thử nghiệm thị trường sẽ được thực hiện.
Đánh giá cao Việt Nam đã triển khai nhanh chóng các cam kết về thích ứng biến đổi khí hậu, bà Anne Hammill chia sẻ, báo cáo đánh giá NAP toàn cầu đầu tiên sẽ được công bố khoảng cuối tháng 12/2024. Bà cũng khẳng định cam kết của Viện quốc tế về Phát triển bền vững trong việc tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Việt Nam triển khai mạnh mẽ các cam kết về thích ứng biến đổi khí hậu, thiết lập thị trường các-bon.
IISD hiện đang có dự án mới về dấu chân các-bon khu vực châu Á, dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam, Indonesia, Philippines. IISD đề xuất sẽ phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu tổ chức hội thảo quốc tế liên quan đến nội dung này để tham vấn các nội dung khả thi có thể triển khai tại Việt Nam.
下一篇:Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
相关文章:
- Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- Vắng Thuý Diễm, Lương Thế Thành làm ‘Ô Sin’ 48 tiếng trông con
- Đề xuất tiếp tục hỗ trợ tiền mặt cho lao động mất việc, giảm giờ làm
- Bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước tỉnh An Giang
- Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- Cơ hội làm ăn ở Champasak, Lào
- Hồi ức và ước vọng khi tờ báo đúng tuổi đang xoan!
- Nhiều doanh nghiệp Thái đầu tư "khủng" vào VN
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- Chuẩn bị IPO hơn 75,9 triệu cổ phần Hapro
相关推荐:
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- TPHCM có thêm DN cơ khí của Nhật
- Tin sao Việt 19/3: Gợi cảm, cuốn hút thế này chỉ có thể là Hồ Ngọc Hà
- Sau Tết, các địa phương vẫn tiếp tục công tác bình ổn giá
- Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- T&T Group hỗ trợ 5 tỷ đồng mở cánh cửa cho học sinh nghèo Hà Tĩnh vào đại học
- Doanh nghiệp Thái đổ bộ vào Việt Nam
- Từ ngày 15/8, khám chữa bệnh tại các bệnh viện công sẽ áp dụng mức giá mới
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Sửa lỗi giao dịch, 3 công ty chứng khoán bị khiển trách