发布时间:2025-01-11 07:41:48 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Điều hành giá xăng,àiKhicôngcụthuếphíđượcsửdụngđúnglúkết quả giải indo dầu: Cần phải quan tâm giảm thuế, phí Bài 2: Từ Nghị quyết đến hành động Bài 1: Khi nghị trường nóng theo thị trường |
Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế xăng dầu - kịp thời và phát huy hiệu lực
Xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành. Đây cũng là loại hàng hoá có nhiều biến động theo giá thế giới. Vì vậy, mặt hàng này đã được Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo giá bán lẻ trong nước ở mức phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế phục hồi sau dịch bệnh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023 |
Nhìn lại các kỳ điều hành trong năm 2021 giá xăng, dầu đã tăng liên tục làm gia tăng áp lực về các vấn đề lạm phát, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp và đời sống người dân. Cụ thể năm 2021 đã có 24 đợt điều chỉnh, trong đó, giá bán lẻ xăng đã có 16 lần tăng, 5 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Kết thúc năm 2021, giá bán lẻ xăng đã tăng hơn 41% so với cuối năm 2020.
Bước sang năm 2022, việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày/lần. Theo đó, tính từ đầu năm đến ngày 11/3/2022, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 6 lần và đều tăng liên tục, đạt mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây. Cụ thể, xăng E5RON95 đã tăng hơn 5.800 đồng/ lít; xăng RON95 tăng gần 6.000 đồng/lít; dầu diesel tăng ở mức cao nhất, hơn 7.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng gần 6.800 đồng/lít; dầu mazut tăng gần 4.700 đồng/kg.
Như vậy, giá xăng dầu là yếu tố trực tiếp và rõ ràng nhất có thể tác động đến lạm phát, giá cả tăng cao tại thời điểm đó. Hệ quả tất yếu là hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều tăng giá theo giá xăng. Điển hình, hàng hóa, thực phẩm tại các chợ dân sinh đã ngay lập tức tăng giá do chi phí vận chuyển tăng cao; nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải cũng đã tăng giá vận chuyển do xăng dầu chiếm đến 37% chi phí.
Trước tình hình giá xăng, dầu tăng cao, doanh nghiệp và người dân đều mong chờ những giải pháp điều hành từ cơ quan quản lý nhà nước. Ở tầm vĩ mô, giảm thuế đối với mặt hàng xăng, dầu được cho là một trong những giải pháp then chốt giúp giảm phần nào áp lực tăng giá nhiên liệu cũng như giảm hiệu ứng dây chuyền đến các mặt hàng khác.
Xuất phát từ tình hình giá xăng dầu thế giới và trong nước tăng cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần ban hành Nghị quyết để điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu. Chẳng hạn, Nghị quyết 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường của nhiên liệu bay.
Tại thời điểm giá xăng dầu tăng cao đỉnh điểm vào tháng 3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và ban hành Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 để tiếp tục điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu và có hiệu lực từ 1/4. Qua rất nhiều nỗ lực từ Quốc hội, từ 1/4/2022, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đã chính thức được điều chỉnh giảm, góp phần giúp hạ nhiệt giá xăng, dầu trong nước vốn đã tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm 2022.
Mặc dù có hạ nhiệt nhưng tính đến ngày 6/7, giá xăng trong nước vẫn ở mức cao: Xăng E5 RON 92 giá 30.891 đồng/lít; xăng RON 95 giá 32.763 đồng/lít; dầu diesel 29.615 đồng/lít; dầu hỏa 28.353 đồng/lít.
Trong phiên họp bất thường sáng 6/7/2022, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Cùng với việc quyết định giảm đến mức sàn biểu thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu để báo cáo Quốc hội xem xét có biện pháp phù hợp.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong điều kiện hiện nay là rất cấp bách, thực hiện càng sớm bao nhiêu thì càng hiệu quả bấy nhiêu.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm thuế bảo vệ môi trường về mức sàn trong biểu khung thuế suất như đề nghị của Chính phủ. Cụ thể, các mức giảm thuế bảo vệ môi trường như sau: Xăng (trừ etanol) giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/7/2022 để kịp cho kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo (vào ngày 15/7/2022). Từ 0h ngày 11/7, giá xăng E5 RON 92 trong nước giảm mạnh nhất từ trước tới nay là 3.103 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 3.088 đồng/lít. Nếu không giảm thuế, giá xăng chỉ giảm khoảng hơn 2.000 đồng/lít.
Còn nhớ tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: "Chính phủ đã rất nỗ lực, Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương thực hiện cam kết tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Ngay khi Chính phủ có Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Ủy ban Tài chính - Ngân sách tiến hành thẩm tra và triệu tập phiên họp bất thường hôm nay để xem xét, thông qua Nghị quyết. Với tinh thần khẩn trương như vậy, chúng ta cố gắng làm ngày làm đêm hoàn thành ngay các công việc tiếp theo để triển khai Nghị quyết sớm nhất".
Chưa dừng lại đó, đến chiều 30/12/2022, một lần nữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường để xem xét thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng (trừ ethanol) 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu nhờn, dầu mazut và mỡ nhờn 1.000 đồng/lít, kg; dầu hỏa 600 đồng/lít.
Mức giảm thuế này thấp hơn so với mức Chính phủ trình. Tuy nhiên, đây là phương án Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê duyệt sau nhiều cân nhắc, thẩm tra đề xuất của Chính phủ.
Có thể nhìn nhận sau những lần Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc giảm thuế, phí đặc biệt là việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tính chất quan trọng cần phải bảo đảm cả hai yếu tố là nguồn cung và bình ổn giá. “Khi có biến động giá có thể xem xét để cắt giảm một số loại thuế. Trong đó thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…đây là nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ngoài ra còn có thuế nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Chính phủ” - Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên cũng nêu ý kiến, xăng dầu là nhiên liệu, đầu vào của nền kinh tế, một trong những trụ cột quan trọng chính của an ninh năng lượng quốc gia. Giá xăng, dầu có tác động tới hầu hết các ngành kinh tế và đời sống, sinh hoạt của người dân. Nên giá xăng dầu ổn định, các cân đối vĩ mô sẽ ổn định, sản xuất kinh doanh sẽ phát triển, sẽ có tăng trưởng kinh tế và nhà nước sẽ lại thu được thuế, phí từ nền kinh tế.
"Tôi cho rằng cách can thiệp tốt nhất của Nhà nước đối với thị trường xăng dầu là bằng chính sách tài khóa, thông qua thuế và phí và làm tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan"- đại biểu Tạ Thị Yên bày tỏ.
Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của dư luận xã hội và người dân bởi đây là điều mà người dân đang hết sức mong đợi khi giá xăng dầu tại thời điểm đó liên tục tăng.
Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ góp phần chia sẻ một phần lợi ích của nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp; đồng thời, góp phần giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí tiêu dùng cho người dân, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trước những diễn biến phức tạp từ thị trường xăng dầu thế giới và nền kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có tầm quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế |
TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, việc giảm giá xăng dầu hơn 3.000 đồng/lít trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/7/2022, lớn nhất từ trước đến nay thể hiện trách nhiệm của Quốc hội, sự đồng hành của Chính phủ và là tín hiệu vui tác động tích cực đến nền kinh tế. “Việc Quốc hội và Chính phủ quyết định giảm thuế, chấp nhận giảm thu ngân sách là nhằm bình ổn giá xăng dầu, qua đó giúp bình ổn giá cả trong nước”- TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về các Nghị quyết của Quốc hội trong việc giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính đánh giá, thời điểm ngày 1/4/2022 - khi Nghị quyết 18 về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu chính thức có hiệu lực, có thể nói đây là một chính sách được nhiều người ủng hộ. Với mức hỗ trợ vào thời điểm đó đã giảm chi phí xăng dầu, góp phần làm cho người dân, doanh nghiệp đỡ khó khăn hơn.
“Doanh nghiệp có cơ hội để phục hồi, thúc đẩy tiêu thụ xăng dầu trong nền kinh tế cũng đồng nghĩa kích cầu nền tiêu dùng. Trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao, việc giảm giá xăng dầu có thể kìm đà tăng của lạm phát”- PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc góp phần giảm giá các mặt hàng này cũng như giảm các chi phí gián tiếp từ các sản phẩm tiêu dùng khác.
PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, giảm thuế xăng dầu được nhiều hơn mất. Chính phủ nên mở rộng chính sách hỗ trợ thuế và phí cho các mặt hàng đang có giá cả tăng cao, đặc biệt những hàng hóa có vai trò là nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như xăng dầu.
"Giảm thuế, chấp nhận nguồn thu ngân sách trước mắt có thể giảm xuống, song đổi lại chúng ta sẽ có được sự ổn định nguồn thu trong trung hạn. Vì khi kinh tế phục hồi, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trở lại, thị trường và chuỗi sản xuất thông suốt thì nguồn thu thuế theo đó sẽ tăng lên" - PGS.TS Phạm Thế Anh cho hay.
Trình bày Tờ trình Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2023 tại phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 30/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ, việc xây dựng Nghị quyết nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và bình ổn thị trường xăng dầu trước bối cảnh giá dầu thô biến động phức tạp. Đồng thời, góp phần hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp khi giá xăng dầu vẫn ở mức cao.
Có thể khẳng định, qua công tác giám sát về năng lượng, xăng dầu, Quốc hội đã ngày càng đổi mới và thực hiện hiệu quả vai trò giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hoạt động này đã kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập để đưa ra kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, làm cơ sở cho việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, và các cơ quan hữu quan nhận thức đầy đủ trách nhiệm và thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Phát biểu tại phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để xem xét quyết định điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, ngày 6/7/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, trong thời gian rất ngắn, khi hôm qua (5/7) Chính phủ có Tờ trình thì hôm nay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã triệu tập họp bất thường để xem xét, quyết định thông qua Nghị quyết. Đây là sự quan tâm rất lớn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với điều hành của Chính phủ và với nền kinh tế. Trong điều kiện chúng ta đang đứng trước áp lực rất lớn về lạm phát như hiện nay, chúng ta càng quyết định sớm, thực hiện sớm ngày nào càng có lợi cho nền kinh tế, cho người dân ngày đó. |
相关文章
随便看看