游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:14:12
Phù hợp với thực tế
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua có nhiều DN kiến nghị về việc gặp khó khăn, lúng túng khi làm hồ sơ, thủ tục xin cấp phép NK sản phẩm thuộc Danh mục CNTT đã qua sử dụng cấm NK. Cụ thể, NK sản phẩm mẫu về làm nghiên cứu phát triển, nghiên cứu khoa học; NK các sản phẩm về để gia công phần mềm; NK hàng hóa theo hình thức di chuyển tài sản, mở rộng đầu tư trong cùng một tập đoàn; NK các sản phẩm có tính năng chuyên dùng...
Đối với các trường hợp này, thông thường DN chỉ đề nghị NK sản phẩm với số lượng ít và không phục vụ mục đích kinh doanh thương mại mà chỉ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, nghiên cứu. Bên cạnh đó các sản phẩm đề nghị NK rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, do vậy không thể định danh rõ sản phẩm theo mã số HS để loại trừ trong Danh mục cấm NK mà cần phải quy định cụ thể trường hợp loại trừ. Hơn nữa, trong quá trình đàm phán gia nhập các hiệp định kinh tế quốc tế như Hiệp định TPP cũng đặt ra một số yêu cầu cần phải hoàn thiện các quy định quản lý phù hợp với các điều khoản và cam kết khi tham gia, như nội dung về mở cửa thị trường hàng tân trang trong Hiệp định TPP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để nhằm giúp người dân tiếp cận các sản phẩm tốt với giá cả phù hợp. Các trường hợp đề nghị NK như trên thực sự cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP, các DN khi có nhu cầu NK các sản phẩm trên phải làm hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động quản lý Nhà nước và trở ngại cho DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước thực tế đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến cho dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định các trường hợp cho phép NK hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm NK. Theo đó, các trường hợp cho phép NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng thuộc Danh mục cấm NK dự kiến gồm: Một là, NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng theo hình thức di chuyển phương tiện sản xuất trong cùng một tổ chức, DN; NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để làm thiết bị dùng để điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất. Hai là, NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất phần mềm, dịch vụ gia công quy trình kinh doanh bằng CNTT, xử lý dữ liệu cho nước ngoài. Ba là, NK các sản phẩm CNTT chuyên dùng. Bốn là, NK sản phẩm CNTT sau khi đưa ra nước ngoài để sửa chữa (đối với các sản phẩm có giá trị lớn, đã hết thời hạn bảo hành nhưng trong nước không sửa chữa được). Năm là, NK sản phẩm CNTT được sản xuất trong nước về để bảo hành, sửa chữa và tái xuất. Sáu là, NK sản phẩm CNTT để tân trang, tái chế và phân phối lại trong nước. Bảy là, NK sản phẩm, linh kiện, phụ kiện đã được tân trang để thay thế, sửa chữa cho người sử dụng trong nước mà sản xuất, linh kiện, phụ kiện đó hiện nay không còn được sản xuất.
Nhưng cẩn thận quản lý
Xung quanh vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần lấy thêm ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế của các DN dịch chuyển đầu tư trước khi xây dựng chính sách ưu đãi cho các đối tượng này, tránh trường hợp một số DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên sau thời gian dài hoạt động, hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhưng vẫn báo cáo tài chính lỗ… Đồng thời, cần quy định chặt hơn điều kiện NK các mặt hàng này đảm bảo các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng còn giá trị sử dụng nhằm ngăn chặn việc NK sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cũ, lạc hậu.
Đối với việc NK sản phẩm CNTT để phục vụ thực tế hoạt động sản xuất phần mềm, dịch vụ gia công quy định kinh doanh bằng CNTT (BPO), xử lý dữ liệu cho nước ngoài, Tổng cục Hải quan cho rằng diện được NK theo dự thảo quy định khá rộng, do vậy cần hạn chế việc NK các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng trong trường hợp này. Theo đó, chỉ nên cho phép tạm nhập các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để phục vụ các hợp đồng gia công sản xuất phần mềm, gia công quy trình kinh doanh BPO, xử lý dữ liệu cho nước ngoài và phải tái xuất 100% các sản phẩm CNTT đã NK sau khi kết thúc hợp đồng gia công, xử lý dữ liệu và có thể gia hạn thời gian tạm nhập các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cho các trường hợp này.
NK các sản phẩm CNTT chuyên dùng cũng phải quy định cụ thể chủng loại, danh mục mã số HS. Việc NK sản phẩm CNTT để tân trang, tái chế và phân phối lại trong nước, theo Tổng cục Hải quan diện cấp phép rất rộng và cần cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm quản lý đối với các sản phẩm sau tân trang, tái chế. Đồng thời Bộ Thông tin và Truyền thông làm rõ việc làm sao có thể quản lý các sản phẩm sau tân trang, tái chế có chức năng, hình thức tương đương và có chế độ bảo hành như sản phẩm mới cùng loại từ khâu NK.
Liên quan đến hồ sơ cấp phép NK hàng hóa, theo Tổng cục Hải quan, việc xây dựng hồ sơ cấp phép nên tương ứng các điều kiện tiêu chí đối với các trường hợp được phép NK hàng hóa thuộc Danh mục cấm NK. Đối với trường hợp NK sản phẩm, linh kiện, phụ kiện đã được tân trang tái chế để thay thế sửa chữa cho người sử dụng trong nước mã sản phẩm, linh kiện, phụ kiện đó hiện nay không sản xuất, quy định DN NK cần có thêm tài liệu chứng minh các sản phẩm, linh kiện, phụ kiện NK hiện nay không sản xuất, quy định cụ thể đơn vị chịu trách nhiệm xác minh các tài liệu này.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接