【ti le cươc】Đổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật
Sáng 28/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Ý kiến trái chiều về tên gọi của Luật Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết về tên gọi vẫn còn hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đồng ý đổi tên luật thành Luật Căn cước như dự thảo Chính phủ trình, cho rằng dự thảo Luật được xây dựng dựa trên cơ sở 4 chính sách, có bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đây là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại lâu nay ở nước ta, đến nay chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này. Theo báo cáo của Bộ Công an, hiện nay mới nắm sơ bộ có khoảng hơn 31 nghìn người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, trong đó có 775 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, hơn 11 nghìn trường hợp không xác định được quốc tịch. Thực tế gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với đối tượng này, nhất là trong vấn đề bảo đảm an ninh, trật tự khi họ vi phạm pháp luật. Việc lược bỏ cụm từ “công dân” trong tên Luật không tác động đến yếu tố chủ quyền quốc gia, vấn đề quốc tịch cũng như địa vị pháp lý của công dân. Nội dung Luật Căn cước cũng đã quy định phân biệt việc cấp căn cước cho công dân Việt Nam và những người chưa có đầy đủ các quyền của công dân Việt Nam. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ tên luật là Luật Căn cước công dân nhằm giữ ổn định các quy định của pháp luật hiện hành, các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự, không tác động đến tâm lý của một bộ phận người dân. Ông Tới cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với loại ý kiến thứ nhất và cho rằng, việc đổi tên Luật thành Luật Căn cước sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với các chính sách dự kiến đề xuất bổ sung khi lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Tên gọi này đồng thời cũng phản ánh đúng, đủ bản chất căn cước, căn cước điện tử, đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước cả về trước mắt cũng như lâu dài, phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý công dân, bảo vệ con người. Ngoài ra, qua rà soát hệ thống pháp luật thì việc thay đổi tên luật thành Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khác của Quốc hội, không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật. Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh kiến nghị Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng để xã hội, nhân dân hiểu hơn các quy định mới của dự thảo Luật và mục đích, ý nghĩa của các quy định này để tạo sự đồng thuận cao khi Luật được ban hành. Tạo thuận lợi hơn cho người dân khi sử dụng thẻ căn cước Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước (Điều 18 dự thảo Luật Chính phủ trình), một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá thêm về việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước; chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, giúp nhận diện lai lịch của một con người; cân nhắc một số thông tin như “nơi cư trú”, “nơi thường trú”, “nơi sinh”, “nơi đăng ký khai sinh”, “giới tính”, “ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng”, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên thẻ căn cước. Theo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể trong quá trình xây dựng Luật, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan. Việc dự thảo Luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ; bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, đồng thời bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong việc xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chíp điện tử trên thẻ căn cước; việc tích hợp cả QR code và chíp điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự. Phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong đẩy mạnh Chính phủ số, xã hội số Về người được cấp thẻ căn cước, dự thảo Luật quy định: người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Người dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc việc cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi vì chưa ổn định nhân dạng và sinh trắc học; việc tham gia các hoạt động giao dịch dân sự đều cần có cha, mẹ hoặc người giám hộ; sẽ phát sinh chi phí và thủ tục hành chính không cần thiết vì không thay thế giấy khai sinh. Nếu cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi theo nhu cầu sẽ không có tính đồng bộ trong việc tham gia các hoạt động giao dịch của cá nhân người được cấp căn cước cũng như của cơ quan quản lý nhà nước, đề nghị quy định có tính bắt buộc để thay thế giấy khai sinh. Liên quan nội dung này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ, theo báo cáo của Chính phủ, công nghệ hiện nay có thể thu nhận vân tay của người từ đủ 5 tuổi trở lên, bảo đảm yêu cầu về đối sánh dữ liệu sinh trắc học. Bên cạnh đó, pháp luật về xuất nhập cảnh đang thực hiện cấp hộ chiếu, thị thực cho trẻ em mới khai sinh, có chụp ảnh khuôn mặt; đồng thời, tương thích với pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng có quy định cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi như: Algeria, Argentina, Bỉ, Brunei, Chile, Colombia, Đức, Guatemala, Kuwait, Malaysia, Monaco, Bồ Đào Nha, Thái Lan… “Thẻ căn cước tuy không thay thế giấy khai sinh nhưng có thể tích hợp thêm nhiều thông tin khác theo nhu cầu của người dân, tiết kiệm kinh phí cho Nhà nước và người dân trong việc cấp và sử dụng các loại giấy tờ này”, ông Lê Tấn Tới cho biết. Mặt khác, thẻ căn cước nhỏ gọn, dễ bảo quản, tính bảo mật cao sẽ bảo đảm an toàn, đem lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân trong việc đi lại cũng như học tập, khám chữa bệnh và các giao dịch dân sự khác, góp phần thúc đẩy thực hiện Chính phủ số, xã hội số.Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung lớn của dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH) Các đại biểu Quốc hội chuyên trách dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)
相关推荐
-
Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
-
Tiếc thương phượt thủ 25 tuổi đi xe phân khối lớn tử vong vì TNGT
-
Clip: Thanh niên ngáo đá cầm dao đi diễu phố đòi chém người
-
Tin tức mới nhất vụ nổ xe khách ở Lào
-
Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
-
BT Khoa học, công nghệ và môi trường Cu Ba thích nghe đánh đàn
- 最近发表
-
- Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- Clip toàn cảnh ô tô 'điên' nổ lốp đâm liên hoàn 8 xe máy ở Xã Đàn
- Tập trung cải cách thể chế, tạo động lực mới cho phát triển
- Phát hiện thi thể xăm trổ, mặt mũi biến dạng trôi trên cống Lồ
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- Công an bị đâm liên tiếp trúng chỗ hiểm khi làm nhiệm vụ
- Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Quảng Trị: Nhiều người thương v
- Thêm 2 lô C2 và Rồng đỏ 'nghi' nhiễm chì nặng, URC nói gì?
- Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- Kiểm tra tiệm game bắn cá có dấu hiệu cờ bạc trá hình
- 随机阅读
-
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc chứa Codein để điều trị ho
- Thủ tướng: Ưu tiên cấp tiếp vắc xin cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam
- Tai nạn hy hữu: Cuộn thép hàng chục tấn xé toạc đầu xe container
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Nông dân kiệt quệ vì phân bón giả
- 'Ăn bớt' gạo của ngư dân được hỗ trợ vì cá chết
- Toàn cảnh buổi 'truyền lửa' của ông Obama cho thủ lĩnh trẻ YSEALI
- Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- Những lời chúc hay nhất ngày Quốc tết thiếu nhi 1/6
- Giông lốc ở Vĩnh Long: 9 hộ dân rơi vào cảnh 'màn trời chiếu đất'
- Tai nạn giao thông liên hoàn trước bến xe Miền Đông
- Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- Hai vợ chồng đánh bắt cá mắc chân vào lưới chết thương tâm
- Công nghệ có thể giúp chống lại tội phạm buôn người
- Bạo hành trẻ mầm non như ‘thời trung cổ’ chỉ vì trót tè dầm
- Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- Nhóm nhạc 365 ‘gây sốt’ cư dân mạng với Chuyện tình Lọ Lem
- Hướng tới bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
- Clip Trần Mỹ Linh hỏi Thứ trưởng ngoại giao Mỹ
- 搜索
-
- 友情链接
-
- IIHS công bố 15 mẫu xe đạt chuẩn an toàn của năm 2018
- Bắt giữ hàng ngàn bóng đèn tia hồng ngoại và đèn nháy nhập lậu
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đóng cửa Formosa nếu tiếp tục vi phạm
- Chuyên gia lên tiếng về cầu gần 6000 tỷ nứt dầm thép
- Đồng Nai tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu
- Đất nền nhà ở có mức tồn kho 3,3 triệu m2 với giá trị vào khoảng 13.000 tỷ đồng
- Nhận chìm bùn thải xuống biển Vĩnh Tân, môi trường bị hủy hoại như thế nào?
- Đồng Nai: Bắt quả tang cơ sở giết mổ heo bệnh đem bán ra thị trường
- Công bố quy chuẩn về tinh dầu tràm Huế
- Ông chủ Khaisilk thừa nhận lụa nhập từ Trung Quốc nhưng không phải hàng kém chất lượng