【keo bd c1】Bộ Tài chính: Nhiều đơn vị tiết kiệm được 16% kinh phí nhờ khoán chi

时间:2025-01-10 10:49:53来源:Empire777 作者:Cúp C2

thuế

Nhiều đơn vị trong Bộ Tài chính đã tiết kiệm được kinh phí nhờ thực hiện khoán chi. Ảnh: Bùi Tư

Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện khoán chi quản lý hành chính,ộTàichínhNhiềuđơnvịtiếtkiệmđượckinhphínhờkhoákeo bd c1 khoán chi phí hoạt động của Bộ Tài chính.

Khoán kinh phí giúp giảm hồ sơ thanh toán

Bộ Tài chính cho biết, việc quy định chi tiết các nội dung khoán chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã giúp cho các đơn vị dự toán thuộc Bộ giảm khối lượng hồ sơ thanh toán. Cụ thể, trước kia, khi thanh toán tiền công tác phí, cán bộ phải có đầy đủ 4 chứng từ, bao gồm giấy đi đường, hóa đơn thuê phòng nghỉ, hóa đơn thuê xe, giấy đề nghị thanh toán thì mới thanh toán được. Từ khi sử dụng hình thức khoán, cán bộ đi công tác chỉ cần 2 chứng từ là giấy đi đường và giấy đề nghị thanh toán.

Khối lượng hồ sơ thanh toán theo hình thức khoán ít và đơn giản đã giúp cho quy trình thanh toán được rút ngắn. Việc thẩm định hồ sơ và thực hiện thanh toán được rút ngắn hơn rất nhiều so với thanh toán theo hóa đơn thực tế.

Ngoài ra, khoán kinh phí đã giúp các đơn vị xây dựng dự toán sát với thực tế tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong năm, tránh bị động trong việc bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời, khoán kinh phí còn tạo được sự minh bạch, công khai trong tổ chức chi tiêu tại đơn vị; tăng cường thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí để dành nguồn chi thu nhập tăng thêm, khen thưởng phúc lợi, nâng cao đời sống người lao động.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, các đơn vị hành chính thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP, trong năm 2016 có 127/129 đơn vị tiết kiệm được 7% tổng kinh phí sử dụng trong năm, và có 26/30 đơn vị sự nghiệp tiết kiệm được 16% so với tổng số kinh phí được giao tự chủ trong năm.

Đề nghị điều chỉnh mức khoán phù hợp với giá cả thị trường

Bên cạnh những thuận lợi, việc thanh toán theo hình thức khoán các đơn vị trong Bộ còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đối với cơ quan hành chính, việc khoán chi hoạt động thường xuyên đã cho phép các đơn vị dự toán quyết định chi tiêu, nhưng lại phải tuân thủ định mức ban hành của Nhà nước (về nguyên tắc chỉ được bằng hoặc thấp hơn định mức chi theo quy định). Tuy nhiên, trong khi giá cả thị trường biến động liên tục và có xu hướng tăng dần qua các năm, thì các định mức chi thường xuyên lại áp dụng trong nhiều năm nên đôi lúc ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị (ví dụ chi thù lao cho giảng viên, báo cáo viên theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC quá thấp, khó mời được các giảng viên chất lượng đến giảng dạy, tập huấn nghiệp vụ).

Ngoài ra, Bộ Tài chính dẫn ra khó khăn khi áp dụng quy định của Thông tư liên tịch số 71/2017/TTLT-BTC-BNV vào thực tế. Cụ thể, Thông tư 71 quy định: ”Trường hợp các hoạt động đặc thù chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan được vận dụng quyết định mức chi tương ứng với các công việc của các lĩnh vực tương tự đã quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng không được vượt quá định mức chi đã quy định và phải được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc phải được Thủ trưởng cơ quan quyết định bằng văn bản trong trường hợp chưa được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ”.

Tuy nhiên, thực tế khi phát sinh một khoản chi hoạt động đặc thù để tìm được văn bản quy phạm pháp luật quy định công việc tương tự để vận dụng là khó, do đó, các nội dung chi được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị thuộc Bộ chủ yếu vẫn tuân thủ theo các nội dung chi đã được cơ quan quản lý nhà nước quy định.

Đối với đơn vị sự nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP, tuy nhiên đến nay mới chỉ có Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị trong lĩnh vực khoa học công nghệ và lĩnh vực kinh tế và sự nghiệp khác; còn Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các lĩnh vực khác (giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa thông tin) chưa được ban hành, nên các đơn vị thuộc các lĩnh vực này vẫn đang thực hiện tự chủ tài chính theo Nghị định 43.

Để thực hiện thanh toán theo hình thức khoán được thuận lợi hơn, Bộ Tài chính kiến nghị, đối với cơ quan hành chính nên tiếp tục duy trì quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước.

Bộ cũng đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời điều chỉnh các nội dung, định mức chi liên quan đến các khoản chi hành chính phù hợp với tình hình giá cả thị trường tại các thời kỳ để các đơn vị có cơ sở xây dựng mức khoán chi thường xuyên cho phù hợp.

Đối với đơn vị sự nghiệp, Bộ Tài chính mong muốn các bộ, ngành sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng lĩnh vực theo hướng dẫn của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP./.

Bùi Tư

相关内容
推荐内容