您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【kết quả bóng đá nam hôm nay】Đình thần Tân Lộc

Empire7772025-01-25 18:51:18【Thể thao】7人已围观

简介(CMO) Bản Sắc phong Thần năm 1852 của vua Tự Đức (năm Nhâm Tý 1852 - Tự Đức ngũ niên) đã ghi rõ: ban kết quả bóng đá nam hôm nay

Báo Cà Mau(CMO) Bản Sắc phong Thần năm 1852 của vua Tự Đức (năm Nhâm Tý 1852 - Tự Đức ngũ niên) đã ghi rõ: ban chiếu chỉ Sắc phong Thần làng “Thành Hoàng Bổn Cảnh” cho hầu hết các đình làng ở Nam Bộ nói chung, Cà Mau nói riêng (trong đó có Đình thần Tân Lộc). Trải qua 166 năm, nhiều thế hệ người dân nơi đây luôn coi sóc và thờ tự Sắc phong Thần và Đình bằng cả tấm lòng thành kính. Đình thần Tân Lộc còn là 1 trong 23 ngôi đình còn lưu giữ bản Sắc phong Thần trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay.

Ông Hồ Thanh Sơn, Chánh bái Đình thần Tân Lộc, cho biết: “Ban đầu, khi mới phong Sắc Thần, Đình Tân Lộc toạ lạc tại Cầu số 5 (nay là Trường Tiểu học Tân Lộc). Khoảng năm 1939, Ban Hương chức làng mở cuộc vận động quyên góp trong dân xây dựng ngôi Đình khang trang để thờ Sắc và các vị thần linh với diện tích 7.000 m2.

Lễ rước Sắc dịp Kỳ Yên hằng năm tại Đình thần Tân Lộc.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, bộ máy hội tề của Pháp ở Thới Bình tan rã, chính quyền Nhân dân được thành lập. Năm 1946, Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, sau khi tái chiếm Cà Mau, tại Thới Bình, chúng lập ngay Hội tề làng Tân Lộc như trước đây và đóng đồn ở chợ Hội, mở những trận càn vơ vét lúa, gạo thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Thời gian này, Đình được lực lượng cách mạng sử dụng làm cơ quan quân sự tạm thời của xã chống càn bảo vệ thôn xóm.

Sau khi Đình bị đốt phá, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Ban Quản trị Đình thống nhất hiến một số hiện vật như chân đèn, lư hương bằng đồng thau và bộ cột gỗ căm xe cho cách mạng chế tạo vũ khí. Đình được sửa chữa lại bằng cây gỗ địa phương, một phần sân đình được sử dụng làm nghĩa trang liệt sĩ của xã”.

Chiến tranh loạn lạc, nhà tan cửa nát, Nhân dân thường xuyên chạy giặc bỏ nhà, sợ không giữ được Sắc thần nên vào khoảng năm 1970, Ban Quản trị Đình mang Sắc thần gởi vào chùa Phước Linh, thờ cúng tại điện Ngũ hành, việc cúng tế cũng được tổ chức thường xuyên tại đây.

Năm 1989, Ban Quản trị Đình cùng bà con Nhân dân có nguyện vọng xây dựng lại đình. Đến năm 1992, được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền, Đình thần Tân Lộc được xây dựng cách vị trí cũ khoảng 5 km tại ngã ba Bà Đệ, thuộc Ấp 2, xã Tân Lộc, từ nguồn kinh phí của Nhân dân trong và ngoài nước đóng góp.

Năm 1993, đình được xây dựng xong, Sắc thần được rước từ chùa Phước Linh về thờ cúng. Hiện nay, Sắc thần được thờ cúng tại nhà ông Hồ Hoàng Yên (cháu nội ông Hồ Văn Tập), Phó Ban Quản trị Đình.

Đình thần Tân Lộc đã tồn tại 166 năm và trở thành nơi sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng mang đậm phong tục tập quán truyền thống của dân tộc. Đình còn là bằng chứng của sự hình thành các cộng đồng cư dân nông nghiệp ở Cà Mau. Hằng năm, vào ngày 16 và 17 tháng 2 âm lịch, đình tổ chức lễ hội Kỳ Yên, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, bá tánh an cư. Đông đảo Nhân dân đến cúng viếng và chiêm ngưỡng các tục lệ như thỉnh Sắc thần, rước Sắc thần rất trang nghiêm.

Lễ hội tại đình được duy trì thường xuyên, liên tục thể hiện tính cộng đồng cao, bà con trong vùng có dịp gần gũi nhau hơn, là cầu nối tâm linh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đồng thời cũng là hình thức trao truyền văn hoá truyền thống của dân tộc từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

Ông Hồ Thanh Sơn cho biết thêm: “Sau lần tu bổ lớn vào năm 1992 đến nay, Đình thần Tân Lộc vẫn giữ nguyên hiện trạng. Hiện Ban Quản trị Đình đang xây dựng một số hạng mục công trình phụ còn chưa hoàn thiện từ nguồn lực của người dân địa phương, rất cần có sự hướng dẫn về chuyên môn”.

Ngày 15/11/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau quyết định xếp hạng di tích lịch sử Đình thần Tân Lộc là di tích cấp tỉnh, đây là niềm tự hào của người dân Tân Lộc nói riêng, tỉnh Cà Mau nói chung, bởi có thêm một di tích gắn liền với phong tục tập quán của người Cà Mau. Đây còn là địa chỉ đỏ giáo dục thế hệ hôm nay và mai sau về lịch sử hình thành cũng như văn hoá xứ Cà Mau do ông cha ta gìn giữ, bảo tồn hàng trăm năm qua./.

Phong Phú

很赞哦!(1)