Vào tháng 5,ỗibấtancủadânAnhcậnkềngàyđấtnướctáimởcửdu doan liverpool khi xứ sở sương mù bắt đầu nới lỏng dần một trong những quá trình phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài nhất thế giới, Kitty Grew bắt đầu tập bắt xe tuyến từ nhà ở phía bắc London đến văn phòng làm việc cách đó 8km. Hiện, hầu hết các buổi tối, sau khi tắt máy tính xách tay, cô gái 27 tuổi lại lấy chiếc xe đạp Brompton màu đỏ của mình, đội mũ bảo hiểm, rồi đạp xe xuyên con đường vùng ngoại ô tới thành phố.
Grew kể, hiện mỗi khi ra ngoài, đi cách xa nhà, tim cô luôn đập rất nhanh và lồng ngực co thắt lại vì sợ. Ảnh: CNN |
"Tôi đã cố gắng tập luyện, ra ngoài mỗi ngày và đi xa hơn một chút. Nó giống như luyện chạy marathon”, Grew, người đang làm quản lý dự án cho Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), giúp tổ chức chiến dịch tiêm chủng Covid-19 ở London cho biết. Cô mô tả những buổi tập này như một loại liệu pháp phơi nhiễm, và là cách cô chuẩn bị tinh thần cho việc trở lại văn phòng vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm nay, thời điểm Anh dự kiến dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế.
Trước đại dịch, Grew sẽ đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm London đến nơi làm việc. Song, trong thời gian phong tỏa, sự lo lắng và sợ hãi của cô ấy ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Rời khỏi nhà, thậm chí đi dạo quanh khu dân cư cũng trở nên khó khăn. Lần gần đây nhất cô đi tàu điện ngầm là vào tháng 1/2020.
Khi Anh tìm cách loại bỏ những hạn chế cuối cùng, bất chấp cuộc chiến vẫn tiếp diễn nhằm khống chế virus đã thay đổi hình dạng để tạo ra các biến thể mới, nhiều người dân nước này như Grew đang cảm thấy choáng ngợp, nếu không muốn nói là khiếp sợ khi nghĩ đến việc quay trở lại cơ quan, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đông đúc hoặc uống bia cùng bạn bè tại một quán rượu chật kín người.
Grew chia sẻ với CNN rằng, rất nhiều bạn bè của cô đang tìm cách thích ứng. Bản thân cô cảm thấy lo lắng khi bắt xe buýt đến nơi làm việc và không thể hình dung được việc sẽ đi máy bay đến một quốc gia khác. Cô thậm chí đã phải gặp một chuyên gia vật lý trị liệu để giúp mình vượt qua sự bất an.
Xu hướng phổ biến
Anh ban đầu lên kế hoạch cho "ngày tự do", thời điểm chấm dứt phong tỏa vào ngày 21/6, nhưng chính phủ đã trì hoãn cho đến ngày 19/7 giữa lúc có nhiều quan ngại về biến thể Delta (B.1.617.2) lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ.
Quyết định này đã gây ra một làn sóng phản đối kịch liệt từ một bộ phận người dân đang khao khát bỏ lại đại dịch sau lưng. Nhãn dán #ImDone thịnh hành trên Twitter và một số tờ báo của Anh đã cho đăng tải những dòng tiêu đề giật gân, dự báo trước về tương lai. Ví dụ, tờ The Sun đặt câu hỏi "Liệu chúng ta có bao giờ được tự do?" bên dưới dòng chữ "Tổ quốc thống khổ" trên trang nhất.
Tuần này, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đề ra kế hoạch thay đổi trọng tâm từ yêu cầu bắt buộc sang trách nhiệm cá nhân đối với những biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Song, ông cũng phát đi một cảnh báo rõ ràng rằng, "đại dịch này còn lâu mới kết thúc và nó chắc chắn sẽ không chấm dứt sau ngày 19/7", vì số ca nhiễm mới vẫn đang tăng lên khắp cả nước.
Từ giữa tháng 5, Anh cho phép người dân ăn tại các nhà hàng ngoài trời và không quá 6 người hay 2 hộ gia đình trong các không gian đóng kín. Ảnh: CNN |
Trong khi nhiều người náo nức quay trở lại các nhà hàng, salon làm đẹp và các cửa hàng mua sắm kể từ thời điểm nhà chức trách cho nới lỏng các hạn chế đầu tiên, song không phải ai cũng thích thú với động thái mở cửa hoàn toàn trở lại.
Nhà tâm lý học Emma Kavanagh giải thích, suốt 18 tháng, mọi người đã phải quen với việc coi tụ tập đông người và đi ra ngoài gắn với mối đe dọa, nên bộ não của họ hiện sẽ kích hoạt phản ứng căng thẳng khi chủ nhân tiếp xúc gần với thế giới bên ngoài. Trong lúc Anh áp phong tỏa đợt đầu vào tháng 3 năm ngoái, chuyên gia Kavanagh bắt đầu nghiên cứu các phản ứng thần kinh đối với môi trường khắc nghiệt, sau khi cô có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 và thấy bản thân phải vật lộn với lo sợ và suy sụp.
Trong lúc tự mình vượt qua bạo bệnh và dạy con cái học tại nhà, Kavanagh đã lên mạng xã hội để chia sẻ nghiên cứu của cô về tình trạng kiệt sức, sương mù não và các triệu chứng kỳ quái khác hiện gắn liền với cuộc sống thời đại dịch. Các chủ đề đăng trên Twitter của cô nhanh chóng lan tỏa và cô đã tập hợp chúng trong cuốn sách mới nhất của mình nhan đề "Tan vỡ là như thế nào?", cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách đối phó với căng thẳng kéo dài.
Đối với những người lo sợ rằng họ có thể không bao giờ sẵn sàng để trở lại bình thường hoặc tình trạng "bình thường mới" sau đó, Kavanagh đưa ra một lời khuyên quan trọng: Hãy cho sự phục hồi thời gian.
Tuy nhiên, một số nhà tâm lý học dự đoán rằng, mức độ lo lắng và trầm cảm gia tăng trong thời gian phong tỏa sẽ không đơn giản biến mất khi các hạn chế được nới lỏng. Tiến sĩ Vivek Murthy, Tổng y sĩ Mỹ khuyến cáo, căng thẳng chưa từng có và sự cô lập vì đại dịch có thể châm ngòi cho một cuộc "suy thoái xã hội" với những tác động sâu rộng và lâu dài đến sức khỏe, hạnh phúc và năng suất lao động của mọi người.
Mặc dù vẫn chưa rõ các tác động lâu dài, nhưng giới nghiên cứu bày tỏ quan ngại rằng, các hành vi phát triển trong quá trình phong tỏa như thói quen vệ sinh bắt buộc, sợ không gian công cộng hoặc liên tục kiểm tra các triệu chứng mắc Covid-19 sẽ khiến một số người khó tái hòa nhập xã hội.
Theo một nghiên cứu gần đây do tổ chức từ thiện hàng đầu Anh Anxiety UK tiến hành, tỷ lệ những người mong muốn trở lại cuộc sống bình thường và những người muốn ở nhà gần tương đương nhau, là 36%.
Một nghiên cứu toàn quốc của Quỹ Sức khỏe tâm thần về tác động của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần người dân Anh phát hiện, trong đợt phong tỏa thứ 3 bắt đầu từ tháng 1/2021, ít người cảm thấy lo lắng hơn, nhưng có nhiều cá nhân hơn tiết lộ họ cảm thấy cô đơn và suy sụp vì căng thẳng trong năm qua.
Catherine Seymour, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, một số nhóm đặc biệt đáng quan ngại, bao gồm những người trẻ tuổi, những người thất nghiệp, cha mẹ đơn thân và những người có sẵn các vấn đề về sức khỏe tâm thần, người khuyết tật vì họ cảm thấy đau khổ hơn nhiều so với mức trung bình.
Đối mặt với việc đóng cửa trường học, đời sống xã hội bị hạn chế và xếp ở vị trí cuối cùng trong danh sách chờ được tiêm vắc xin, những người trẻ tuổi phải chịu gánh nặng hy sinh, chủ yếu nhằm bảo vệ những người lớn tuổi có nguy cơ nhiễm virus cao hơn. Một số nhà tâm lý học và khoa học hành vi tin, quan điểm cho rằng giới trẻ sẽ thoát khỏi đại dịch với sự kiên cường hơn có thể bị thổi phồng.
Báo động tình trạng khủng hoảng tinh thần
Amy Clement, một quản lý sân khấu 26 tuổi cư trú ở London đã phải trở về sống cùng gia đình do các chương trình biểu diễn bị hủy bỏ. Clement kể, khi Chính phủ Anh dỡ bỏ, rồi tái áp phong tỏa và gia hạn quá trình hạn chế nhiều lần hồi năm ngoái, cô ngày càng trở nên bất an về tương lai và không chắc mình có sẵn sàng quay trở lại công việc hay ra ngoài cùng bạn bè. Nhưng, với sự tư vấn và trợ giúp của gia đình cũng như người yêu, cô gái trẻ đã dần vượt qua cảm giác sợ hãi và bắt đầu tạo lập các kế hoạch thích ứng với tình trạng bình thường mới.
Nhiều người cảm thấy lo lắng khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm để đi lại giữa lúc dịch bệnh. Ảnh: CNN |
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng nhận trợ giúp khi cần trong các thời điểm phong tỏa.
Bà Penny, một kế toán 52 tuổi miễn dịch kém và sống một mình, gần như không rời nhà riêng ở phía nam London và không tiếp xúc với bất kỳ ai suốt năm qua. Phong tỏa khiến bà sự hãi cực điểm và ám ảnh với việc cuộc sống không còn như trước. Dù đã tiêm đủ 2 liều vắc xin ngừa Covid-19 nhưng người phụ nữ này tiếp tục tự cách ly và cảm thấy bị mắc kẹt vì nỗi sợ hãi phải sống chung với virus.
Các gia đình cũng đang phải vật lộn với ảnh hưởng của đại dịch. Một nghiên cứu gần đây do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh công bố cho thấy, 39% những người đã kết hôn cho biết mức độ lo lắng cao, trong khi con số này trước đại dịch chỉ là 19%. Sự gia tăng được tin một phần do gánh nặng phải chăm sóc các thành viên gia đình trong khi đảm đương các trách nhiệm khác.
Jessica Pan, một cây bút ở London chia sẻ, đợt phong tỏa đầu tiên khiến cô cảm thấy sợ hãi và bị cô lập ngay khi biết mình mang thai đứa con đầu lòng. Để viết cuốn sách "Xin lỗi, tôi muộn. Tôi đã không muốn đến" của mình, Pan đã dành một năm trước đại dịch để sống như một người hướng ngoại, liên tục tham gia các hoạt động bên ngoài. Song, khi đã trở thành mẹ, lo lắng cho sức khỏe của con, cô đã từ chối hầu hết các hoạt động xã hội đó.
Trong một đợt nắng nóng hồi tháng 6, Pan bị cám dỗ bởi lời mời đến chơi trong khu vườn của một người bạn. Con trai của cô chơi cùng những đứa trẻ khác trong bể bơi cao su, điều cậu bé chưa từng được tận hưởng trước đây trong khi cô trò chuyện với những phụ huynh khác. Ngày hôm sau, con trai của Pan lên cơn sốt, khiến cô rơi vào vòng xoáy hối tiếc.
Dù con trai có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng Pan không muốn mạo hiểm hay phải thức trắng đêm, cắn rứt xem liệu có phải chính cô khiến con nhiễm virus hay không.
Việc cân nhắc những rủi ro khi tái hòa nhập xã hội đã làm tăng thêm xu hướng lo lắng với nhiều người và làm nảy sinh những nỗi sợ hãi mới cho những người khác. Emma Turner, Phó giám đốc điều hành tổ chức từ thiện sức khỏe tâm thần Mind ở nam London nhận định, nhu cầu về dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý sẽ tăng vọt khi mọi người bắt đầu tái hòa nhập thế giới.
Tuấn Anh
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Hơn 100 chuyên gia toàn cầu kêu gọi Anh hoãn tái mở cửa
Hơn 100 nhà khoa học và bác sĩ từ nhiều nước đã kêu gọi Thủ tướng Anh Boris Johnson hoãn việc dỡ bỏ toàn bộ hạn chế Covid-19 còn lại trong tháng này.