当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận trabzonspor】Nguyên nhân nào khiến đàm phán Triều Tiên không thể bứt phá

nguyen nhan nao khien dam phan trieu tien khong the but pha

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau tại Singapore (tháng 6/2018).

Tuy nhiên,ênnhânnàokhiếnđàmphánTriềuTiênkhôngthểbứtphákết quả trận trabzonspor hơn 5 tháng sau đó, nhiều báo cáo tình báo cho rằng ông Kim đang mở rộng chương trình hạt nhân chứ không hề thu nhỏ quy mô. Ngày 16/11, Triều Tiên cho biết quân đội nước này đã thử nghiệm thành công một loại “vũ khí chiến lược cực kỳ tối tân” chưa được xác định, sự đề cập công khai đầu tiên về vụ thử vũ khí gần đây kể từ tháng 11/2017. Vậy tại sao lại có những trở ngại bất ngờ như vậy?

Thực tế, tiến trình tùy thuộc vào những cách diễn giải khác nhau về những điều mà ông Kim cam kết. Trong văn kiện được ký hồi tháng 6, hai nước đã nhất trí “thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên” và “xây dựng một chế độ hòa bình ổn định và bền vững”, trong khi Triều Tiên “cam kết hướng đến việc phi hạt nhân hoàn toàn trên Bán đảo Triều Tiên”. Do đó, Mỹ đã khăng khăng rằng bất kể sự nhượng bộ nào mà nước này đề nghị phải được thực hiện đầu tiên bởi những động thái hướng tới phi hạt nhân hóa rõ ràng của Triều Tiên, như là bàn giao một danh sách đầy đủ các cơ sở hạt nhân và cho phép các thanh sát viên đến những địa điểm đã tiến hành tháo dỡ.

Tuy nhiên, ngoài việc ngừng các vụ thử hạt nhân từ trước hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, Triều Tiên chỉ đưa ra những hành động mang tính tượng trưng, như cho phá hủy công khai một bãi thử mà không còn cần thiết nữa. Trước khi thực hiện những bước đi chắc chắn hơn, Bình Nhưỡng đang yêu cầu sự “đáp lễ” của Mỹ, chẳng hạn như dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt.

Ông Kim có lẽ đã chuẩn bị từ bỏ vũ khí hạt nhân, và có thể đơn giản muốn những đảm bảo thực chất hơn trước khi ông bắt đầu tiến trình. Tuy nhiên, nhiều khả năng hơn là ông muốn trì hoãn việc tiêu hủy vũ khí hạt nhân, thứ mà Bình Nhưỡng đã theo đuổi trong nhiều thập kỷ để đảm bảo sự tồn tại của chế độ, và đang sử dụng vòng đàm phán hiện tại để nỗ lực có được sự nhượng bộ nhiều hơn từ phía Mỹ.

Hiện tại, tiến trình vẫn đi theo lối mòn. Ngày 15/11, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết cuộc gặp lần thứ hai giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim có thể tiến hành mà Triều Tiên không nhất thiết phải đưa ra danh sách cơ sở hạt nhân gây tranh cãi. Sự chấp nhận của Mỹ về quan điểm phi hạt nhân hóa của Triều Tiên có thể làm giảm nguy cơ tái leo thang căng thẳng, nhưng không chắc sẽ đặt dấu chấm hết cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

分享到: