【kết quả của bồ đào nha】Cần thực hiện một loạt hành động đổi mới để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo
Động lực thúc đẩy năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Tháng 11/2021,ầnthựchiệnmộtloạthànhđộngđổimớiđểđạtđượcmụctiêunănglượngtáitạkết quả của bồ đào nha tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết loại bỏ dần nguồn năng lượng than không sử dụng công nghệ thu giữ CO2 vào năm 2040 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại COP28 diễn ra vào tháng 12/2023, Việt Nam đã mở rộng các cam kết về biến đổi khí hậu bằng cách tham gia “Cam kết làm mát toàn cầu”, nhằm mục đích giảm ít nhất 68% lượng khí thải nhà kính từ ngành công nghiệp làm mát vào năm 2050.
Chính phủ đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 50% tổng năng lượng vào năm 2050. Ảnh minh họa |
Chia sẻ rõ hơn về các động lực thúc đẩy năng lượng tái tạo ở Việt Nam, TS. Richard Ramsawak - Khoa Kinh doanh (Đại học RMIT) nhận định, Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro hữu hình đáng kể từ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.
Với mức tiêu thụ năng lượng gió và mặt trời đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2019, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất năng lượng mặt trời lớn thứ 10 thế giới và các kế hoạch mở rộng thêm nhiều dự án hơn đang được triển khai. |
Theo ông, đầu tiên là nguồn tài chính cho các dự án năng lượng chạy bằng than truyền thống đang cạn kiệt. Những nguồn tài trợ năng lượng truyền thống đang chuyển trọng tâm sang tài trợ cho các công nghệ tái tạo.
Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất quốc tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả các công ty đang hoạt động tại Việt Nam như Apple, H&M, LEGO Group, Nike, Nestle, PepsiCo và Samsung đã cam kết với sáng kiến RE100 toàn cầu. Các công ty này đặt mục tiêu có 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Do đó, Việt Nam đứng trước nguy cơ đánh mất sự quan tâm của họ, cũng như các nhà đầu tư tiềm năng mới nếu không thể đáp ứng nhu cầu năng lượng tái tạo ngày càng tăng cao.
Một động lực khác thúc đẩy năng lượng tái tạo ở Việt Nam là sự cạnh tranh ngày càng gia tăng trong việc sản xuất năng lượng điện tái tạo đến từ các nước láng giềng của Việt Nam. Campuchia, Lào, Myanmar và Indonesia đã đầu tư đáng kể vào sản xuất điện tái tạo. Malaysia cũng đã đặt mục tiêu sử dụng 70% năng lượng tái tạo vào năm 2050. Trong Quy hoạch điện VIII mới được ban hành, Chính phủ đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 50% tổng năng lượng vào năm 2050, đồng thời loại bỏ dần tất cả các nhà máy đốt than.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều thách thức để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu sản xuất năng lượng tái tạo đầy tham vọng. Theo TS. Richard Ramsawak, than đá vẫn là nguồn năng lượng mũi nhọn ở Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào nhu cầu năng lượng trong năm 2022, tiếp theo là thủy điện ở mức 30% và dầu khí 11%.
Việc chuyển dịch nguồn cung ra khỏi các nhà máy nhiệt điện than đặt ra những thách thức, đặc biệt khi xét đến nhu cầu năng lượng đang bùng nổ của Việt Nam và cán cân giữa nguồn cung năng lượng tái tạo chưa liền mạch với nguồn than đá giá rẻ sẵn có.
Cùng với đó, các dự án năng lượng tái tạo tiếp tục phải đối mặt với những rào cản như việc thiếu thỏa thuận mua bán điện trực tiếp và cơ chế tài chính đã cản trở tiến độ của các sáng kiến năng lượng tái tạo. Ngoài ra, việc tăng giá năng lượng ở Việt Nam để giúp các dự án năng lượng tái tạo khả thi hơn có thể vấp phải sự phản đối từ người tiêu dùng và cản trở vốn đầu tư nước ngoài…
Nhiều cơ hội cho khu vực tư nhân
Thêm ý kiến về vấn đề này, một chuyên gia khác tới từ Khoa Kinh doanh (Đại học RMIT) là GS. Robert Baulch lại cho rằng, bất chấp những thách thức nêu trên, vẫn có cơ hội phát triển năng lượng tái tạo.
Ảnh minh họa |
Theo GS. Robert Baulch, tháng 12 năm ngoái, Việt Nam đã ký Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Thỏa thuận này có cách tiếp cận toàn diện, trải rộng ở các lĩnh vực bao gồm cải tiến chính sách, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.
Tuyên bố trên cũng nhằm mục đích huy động đầu tư để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện. Các đối tác đã cam kết huy động 15,5 tỷ USD ban đầu trong vòng 3-5 năm tới để giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, vẫn còn đó những cơ hội to lớn cho sự tham gia của khu vực tư nhân tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lương tái tạo. Đồng thời, để đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo, cần thực hiện một loạt hành động đổi mới.
Theo đó, cần tăng tỷ trọng năng lượng gió và mặt trời trong tổng sản lượng điện. Mặc dù điều này “nằm trong tầm tay”, vẫn còn nhiều việc cần làm hơn nữa để hỗ trợ sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và đẩy nhanh tiến độ các dự án hiện có. Điều cốt lõi là giải quyết vấn đề thuế năng lượng tái tạo và các thỏa thuận bán điện trực tiếp, cùng với việc tăng cường thể chế và quy định cần thiết để hỗ trợ triển khai kịp thời các dự án này.
Cải thiện lưới điện truyền tải và khả năng lưu trữ điện là rất cần thiết để hỗ trợ phân phối năng lượng tái tạo, đặc biệt là đến nhiều vùng nông thôn hơn. Trên thực tế, nhiều nhà tài trợ quốc tế đang mạnh tay đầu tư vào việc nâng cấp lưới điện trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, cần khám phá và triển khai các dạng công nghệ tái tạo mới. Năng lượng sóng vẫn là nguồn năng lượng tái tạo chưa được khai thác ở Việt Nam, vốn sở hữu đường bờ biển dài và công nghệ sóng mô-đun sẵn có ngày càng tăng.
Ngoài ra, còn có cơ hội kết hợp nhiều loại hình công nghệ tái tạo khác nhau như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, dựa trên sự phù hợp của địa điểm, như đang được thực hiện ở tỉnh Ninh Thuận, để tăng năng lực cung cấp và độ tin cậy.
GS. Robert Baulch cũng nhấn mạnh rằng, do việc sản xuất than có thể vẫn sẽ nằm trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam thêm một thời gian nên cần làm sạch các nhà máy nhiệt điện hiện có và trong kế hoạch.
Theo GS. Robert Baulch, có rất nhiều cơ hội để điều tiết nhu cầu điện ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm, bằng cách sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng như hệ thống điều hòa không khí thông minh, chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và định giá phụ tải vào giờ cao điểm… |
下一篇:Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
相关文章:
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Ngày 3/5: Giá tiêu ổn định, cao su tăng giảm trái chiều, cà phê giảm mạnh
- Khối ngoại liên tục đổ tiền vào thị trường chứng khoán
- Tâm lý nhà đầu tư chứng khoán đang giằng co
- Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- Khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh giảm đáng kể
- Ngày 23/4: Giá cao su tăng, hồ tiêu ổn định, cà phê giảm trở lại
- Biệt dược đen tập 11: Bình bị sát hại, bố Long lộ mặt là ông trùm
- Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- Việt Nam luôn vì một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và phát triển
相关推荐:
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- Ngày 26/4: Giá cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu và cao su giảm
- Ngày 23/4: Giá sắt thép tiếp tục giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
- Ngày 11/6: Giá dầu thế giới tăng bốc đầu xấp xỉ 3%
- Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- APEC thúc đẩy chuyển đổi thị trường ô tô điện
- Kỳ vọng "mục tiêu xanh" từ chuyến thăm của Thái tử Đan Mạch tới Việt Nam
- Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục diễn biến tích cực
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Hoa hậu Đoàn Thiên Ân khóc nghẹn nhớ mẹ quá cố
- Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- Mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?