【xem bong da truc tiep k+】Những dự án xanh
Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam” hướng tới hài hoà giữa bảo tồn rừng ngập mặn vẫn tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế của người dân gần khu vực rừng ngập mặn, bằng cách kết hợp trồng cây rừng ngập mặn để phát triển sinh kế.
Cà Mau là một trong những tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam, đem lại giá trị về đa dạng sinh học và là bể chứa carbon cũng như tạo sinh kế cho người dân trong khu vực. Từ nguồn tài trợ, dự án được triển khai thực hiện tại Cà Mau trong 3,5 năm.
Ðến nay, sau gần 1 năm triển khai hoạt động, Ban Quản lý dự án đã phối hợp với 4 xã (Tam Giang Tây, Tân Ân, Viên An và Viên An Ðông) lựa chọn 13 hộ dân với 60 ha để thí điểm mô hình nuôi tôm - rừng cải tiến, tổ chức tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm. Dự án làm việc với 2 Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH): Kiến Vàng và Ðất Mũi xây dựng bảng hướng dẫn về quản lý và phục hồi rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng. Trong đó, Ban QLRPH Kiến Vàng đã thống nhất và ký thoả thuận với WWF Việt Nam trồng mới 15 ha rừng trong năm 2023 và trồng mới 18 ha rừng cho năm 2024. Còn Ban QLRPH Ðất Mũi trồng rừng mới 7 ha, đạt 100% kế hoạch năm 2023, còn lại 20 ha sẽ thực hiện năm 2024.
Mô hình nuôi tôm, trồng rừng kết hợp của dự án sẽ giúp tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân.
Ông Trần Thanh Liêm, Phó trưởng ban QLRPH Ðất Mũi, cho biết: “Ban Quản lý chủ động trao đổi trực tiếp, trực tuyến, Zalo, điện thoại, các cuộc hội thảo, tham vấn ý kiến hộ dân và đơn vị đã ký kết thoả thuận với WWF - Việt Nam thực hiện trồng rừng năm 2023-2024 là 27 ha, nguồn vốn tài trợ đầu tư trồng rừng không hoàn lại. Qua đó, đơn vị phối hợp với các doanh nghiệp thuỷ sản, các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia đầu ngành về lâm nghiệp, thuỷ sản triển khai mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trước khi thả ra môi trường nuôi tôm - rừng - sinh thái. Ðồng thời, cùng với hộ gia đình, cộng đồng dân cư chọn mô hình rừng - tôm kết hợp đạt hiệu quả cao nhất để nhân rộng trong toàn lâm phần".
Bà Phạm Thị Cẩm Nhung, quản lý Chương trình Khí hậu và Năng lượng, tổ chức WWF - Việt Nam, cho biết: “Dự án này mới khởi động vào năm 2022, hiện tại được hơn 1 năm, chính vì vậy chúng tôi muốn tập trung từ nay đến tháng 8/2025 sẽ kết thúc và thực hiện các giải pháp, cũng như tăng cường năng lực cho những bên liên quan trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu để thực hiện những mô hình sinh kế bền vững. Qua đó, vừa tăng thu nhập, vừa có thể hỗ trợ làm giàu từ rừng ngập mặn, cũng như tăng thêm diện tích rừng ngập mặn trong khu vực. Ngoài ra, dự án cũng mong muốn có những mô hình thành công để có thể nhân rộng sang những địa phương khác”.
Tình hình sạt lở làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái..., tỉnh Cà Mau quyết liệt tập trung huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp công trình nâng cấp đê biển và nhiều giải pháp công trình kè chống sạt lở.
Ông Nguyễn Văn Linh, Ấp 5, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, phấn khởi: “Dự án chọn gia đình tôi, cũng thật biết ơn. Bởi, dự án góp phần tạo điều kiện cho người dân thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế gia đình, người dân có cuộc sống khá hơn”.
Đại diện nhà tài trợ làm việc với hộ ông Nguyễn Văn Linh (thứ 2 từ phải sang), Ấp 5, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển về mô hình nuôi tôm, trồng rừng kết hợp của dự án.
Dự án cũng sẽ nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả và bền vững của các giải pháp đã được đề xuất, ứng dụng trong hoạt động tăng cường khả năng bảo vệ vùng ven biển, khả năng phục hồi sinh kế tại địa phương. Kết quả của nghiên cứu này sẽ đóng góp cho hoạt động triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và là đầu vào quan trọng cho các kiến nghị chính sách.
Người dân xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển trồng rừng mới từ nguồn tài trợ của tổ chức WWF năm 2023.
“Sau năm 2025, hy vọng chúng ta có thể tiếp tục huy động được những nguồn tài trợ khác để triển khai thêm nhiều mô hình khác, bên cạnh duy trì các mô hình hiện tại. Ðồng thời, tiếp tục trồng 60 ha rừng để hoàn lại sự đa dạng sinh học cho thiên nhiên; vừa thúc đẩy sinh kế cho người dân, vừa có thể đóng góp vào việc hấp thụ carbon cho Việt Nam. Kinh phí khoảng hơn 15 tỷ đồng, chúng tôi hỗ trợ để 2 Ban QLRPH Ðất Mũi và Kiến Vàng trồng 60 ha rừng này trong thời gian tới”, bà Phạm Thị Cẩm Nhung cho biết thêm./.
Hoàng Vũ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Quán quân 'Tuyệt đỉnh song ca nhí' thay đổi thế nào sau 5 năm?
- ·Tác giả 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' qua đời
- ·Sao Hoa ngữ 10/10: Trần Kiều Ân đáp trả tin đồn sinh con ở tuổi 45
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Đức Trí ôm Hồ Ngọc Hà, tiết lộ từng 'suy' vì tình cũ sau chia tay
- ·Sao Hàn 8/10: Nam thần tượng bị buộc tội hiếp dâm, đối diện án tù chung thân
- ·Tác giả 'Mảnh đất lắm người nhiều ma' qua đời
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Biến hóa cùng trang phục họa tiết kẻ sọc trong những ngày thu
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Đại diện Việt Nam được dự đoán lọt top 5 Hoa hậu Hoàn cầu 2024
- ·Triển lãm tương tác 'Cột cờ Hà Nội' kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Vì sao đi thi quốc tế, Quế Anh bị khán giả gọi là 'đại diện thứ 2 của Hàn Quốc'
- ·Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- ·Những kiểu áo khoác thanh lịch cho thời tiết mùa thu
- ·Trực tiếp 'Anh trai vượt ngàn chông gai' tập 13
- ·Muôn kiểu phối đồ mùa thu với chiếc áo cardigan nữ tính
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Bằng Kiều nhảy vũ đạo của Michael Jackson, tiết lộ điều cay đắng nhất