【kq bd 7m sport】Cần có chính sách “ngoại giao đơn hàng” hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Cần có chính sách “ngoại giao đơn hàng” hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Khó khăn trong quý III có thể vẫn tiếp diễn

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 5, xuất khẩu của cả nước đạt 11,45 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230,58 tỷ USD (xuất khẩu đạt 118,58 tỷ USD, nhập khẩu đạt 112 tỷ USD), giảm xấp xỉ 40 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn chung, các nhóm hàng xuất nhập khẩu chủ lực như: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may; giày dép… đều giảm sâu so với cùng kỳ năm ngoái. Những thị trường truyền thống mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… có những tín hiệu khả quan song sự phục hồi vẫn chậm.

Nhiều ngành hàng ghi nhận mức sụt giảm 30 - 40% lượng đơn hàng. Hiện tại, dù đã bước vào giữa quý II - mùa cao điểm đặt hàng của nhiều ngành như đồ gỗ, dệt may, da giày…, thị trường xuất khẩu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc. Điều này dẫn tới việc cắt giảm lao động tại các nhà máy, doanh nghiệp.

Các chuyên gia kinh tế đều nhận định, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục khó khăn dù có dấu hiệu phục hồi nhưng chậm và không đồng đều ở các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng phục hồi chậm. Các nước phát triển ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng và dựng lên những tiêu chuẩn mới, hàng rào kỹ thuật mới đối với sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, việc Trung Quốc mở cửa trở lại làm gia tăng sự cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam... là những yếu tố tiếp tục tác động đến sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam, trong những tháng tới.

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), các chỉ số về quản trị mua hàng hay chỉ số về tăng trưởng công nghiệp quý I và 4 tháng đầu năm cho thấy khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong quý II thậm chí sang đến quý III/2023 vẫn còn rất lớn.

Rốt ráo hợp tác cả công và tư

Chia sẻ với phóng viên TBTCVN về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hướng đến xuất khẩu trong bối cảnh khó khăn hiện nay,

TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, trong ngắn hạn, các chính sách tài khoá cần đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Ông đánh giá cao các động thái của Chính phủ cũng như là các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính trong việc giãn, hoãn thời gian nộp thuế, đề xuất giảm 2% thuế GTGT và việc 3 lần giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Tìm cách giảm bớt các loại chi phí cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Quốc Việt, chi phí đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn tương đối cao so với các nước trong khu vực. Phải tìm cách để giảm bớt các loại chi phí, trong đó, rất quan trọng là hạ được lãi suất vay vốn của doanh nghiệp xuống. Việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành đã tạo tác động tốt giúp các ngân hàng hạ lãi suất huy động. Tuy nhiên, để lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp hạ thì cần thêm thời gian và có độ trễ nhất định.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh việc cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai “ngoại giao đơn hàng”, “ngoại giao xuất khẩu”, như đã từng làm “ngoại giao vắc-xin”. Về ý tưởng này, TS. Nguyễn Quốc Việt cho biết, các cơ quan thường trực về thương mại, xúc tiến đầu tư của Việt Nam cần phải có vai trò và trách nhiệm cao hơn nữa. Thời kỳ Việt Nam thiếu vắc-xin phòng Covid-19 đã có sự chỉ đạo quyết liệt để tất cả các đại sứ quán cũng như các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm các đối tác công và đối tác tư để hỗ trợ cho Việt Nam, trong bối cảnh cần ngay lập tức vắc-xin để phòng chống dịch. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng tương tự như vậy.

“Chúng ta dựa trên mối quan hệ đã xây dựng được phải rốt ráo hợp tác với các nước, các chính phủ cũng như các tập đoàn, các doanh nghiệp, hiệp hội ở nước ngoài đem đơn hàng về” - TS. Nguyễn Quốc Việt nhấn mạnh. Theo đó, việc “ngoại giao đơn hàng” này nhằm giới thiệu thêm, quảng bá thêm, kết nối thị trường, doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ở nước ngoài để tận dụng những mối quan hệ, tận dụng các thông tin từ các đại sứ quán, các thương vụ, các đầu mối phụ trách về xúc tiến thương mại, đầu tư ở nước ngoài của Việt Nam. Qua đó, đưa những thông tin về nhu cầu và đơn hàng.

Đặc biệt, có những cập nhật, những báo cáo thường xuyên và cung cấp thông tin liên quan đến xu thế, xu hướng về thương mại đầu tư nói chung, cũng như trong từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất để giúp cho doanh nghiệp cập nhật những đòi hỏi, yêu cầu mới, những chứng chỉ bổ sung cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Tức là giúp cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và tìm hiểu được các nhu cầu mới, thậm chí là những rào cản kỹ thuật mới.

Ngoài ra, TS. Nguyễn Quốc Việt cũng đề xuất, Chính phủ nên có những tổ công tác đặc biệt để quảng bá thương hiệu một cách đồng bộ giữa các thương hiệu quốc gia với các thương hiệu, sản phẩm xuất khẩu đặc thù. Tổ công tác đặc biệt này phải là tổ liên ngành để thực hiện những chiến dịch quảng bá và có những đầu tư mang tầm quốc gia kết hợp với các nguồn lực của địa phương và doanh nghiệp, hiệp hội để “khuyếch trương” các hình ảnh, sản phẩm là đặc thù, riêng có và là thế mạnh của Việt Nam như: sản phẩm nông sản, đồ gỗ, sản phẩm thủ công…

Ngoại giao tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ và lâm sản

Tại cuộc họp mới đây của Ban chỉ đạo ngoại giao kinh tế với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Hiệp hội Gỗ và lâm sản, Ban Nghiên cứu và phát triển kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan đại diện hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường, nhất là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Đông Bắc Á, kết nối đối tác cho doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan đại diện Việt Nam cập nhật thông tin thị trường, cảnh báo thay đổi chính sách có tác động trực tiếp đến ngành gỗ và tham mưu biện pháp ứng xử phù hợp; vận động các nước giải quyết các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại công bằng đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đánh giá của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong bối cảnh khó khăn chung, vẫn có những cơ hội để ngành gỗ có thể tận dụng như: nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn như EU còn rất lớn; việc Trung Quốc mở cửa trở lại; lợi thế về mạng lưới các FTA (hiệp định thương mại) của Việt Nam (như EVFTA, RCEP) cũng như các cơ hội tại các thị trường tiềm năng như Indonesia... Các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài khẳng định sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và mở rộng, phát triển thị trường.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu để đáp ứng trúng nhu cầu của từng thị trường, xây dựng quan hệ sâu với khách hàng, đầu tư xây dựng thương hiệu; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp để bảo đảm quy mô và tính ổn định của chuỗi cung ứng; có chiến lược bài bản, chuyên nghiệp trong quảng bá, phát triển thị trường. Về dài hạn, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư, đổi mới về công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường, chuẩn bị kỹ về thị trường và pháp lý để hạn chế các rủi ro về tranh chấp, phòng vệ thương mại, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, mã số vùng trồng hợp pháp...

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, để tăng cường hiệu quả xúc tiến, quảng bá, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng cần tiếp tục nỗ lực, nhạy bén trong hỗ trợ ngành gỗ mở rộng, đa dạng hóa thị trường; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, tận dụng quan hệ chính trị - ngoại giao để hỗ trợ hiệu quả.

Cúp C1
上一篇:Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
下一篇:Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!