【kqbd cup c1 chau a】Đảm bảo thẩm quyền Quốc hội trong quyết định đầu tư công
Tăng tiêu chí vốn dự án quan trọng chưa thuyết phục
Sáng 5/4,ĐảmbảothẩmquyềnQuốchộitrongquyếtđịnhđầutưcôkqbd cup c1 chau a tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), dự thảo luật đã tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, có nhiều điểm mới như phân cấp mạnh, quy định rõ thời gian thẩm định, trình dự án, thực hiện dự án nhóm A, B, C, tăng tính khả thi. Tuy nhiên, dự thảo luật vẫn còn nhiều nội dung phải cân nhắc.
Đơn cử như việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia lên 20.000 tỷ đồng, đại biểu cho rằng chưa có lý do thuyết phục, bởi quy định hiện hành là 10.000 tỷ đồng không có gì bất cập. Thực tế, cả giai đoạn 2016 - 2020 chỉ có 2 dự án đạt tiêu chí này và việc thực hiện không có vướng mắc. Riêng đối với các dự án nhóm A, B, C, đại biểu cho rằng cần đánh giá kỹ hơn để nếu bất cập thì điều chỉnh tăng 1,5 hoặc 2 lần như đề nghị của Chính phủ để đẩy mạnh phân cấp, thu hẹp khoảng cách giữa các dự án, nhất là dự án nhóm A và giảm bất cập trong quản lý.
Đây là quan điểm được đa số các đại biểu tại phiên họp đồng tình. Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) cho rằng mức 10.000 tỷ đồng hiện hành đã là rất lớn mà đáng lẽ nên thấp hơn. Hơn nữa, thực tế thời gian qua đã có tình trạng chia nhỏ dự án để giữ mức đầu tư dưới tiêu chí Quốc hội phê duyệt. “10.000 tỷ đồng đã vậy, tăng tiêu chí lên nữa thì còn như thế nào? Trong khi tình trạng dự án đầu tư thất thoát, lãng phí… đang gây bức xúc trong nhân dân” - đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nêu câu hỏi.
Một vấn đề nữa được các đại biểu thống nhất quan điểm tại phiên họp là thẩm quyền quyết định danh mục dự án đầu tư công trung hạn. Nhiều ý kiến đại biểu đề nghị quy định: Quốc hội quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) bao gồm tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách trung ương. Bởi lẽ, đây là các vấn đề quan trọng của đất nước, liên quan đến phân bổ tổng nguồn lực ngân sách nhà nước rất lớn trong giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc trình Quốc hội xem xét, quyết định danh mục cụ thể từng dự án trong KHĐTCTH là khó khả thi, khó đảm bảo về chất lượng và thời gian quyết định KHĐTCTH.
Theo đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam), Quốc hội là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó đầu tư công là một lĩnh vực hệ trọng của quốc gia. Do đó, Quốc hội phải xem xét thận trọng cả tổng mức đầu tư, danh mục, tiêu chí dự án chứ không chỉ xem xét tổng số tiền chi là bao nhiêu. Danh mục dự án là yếu tố quan trọng cốt lõi của KHĐTCTH, nếu Quốc hội chỉ quyết định tổng mức tiền mà không biết tiền đi đâu, thì quyết định thiếu ý nghĩa thực tế.
Chỉ tách riêng GPMB với những dự án đặc biệt
Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính – ngân sách (UBTCNS), một vấn đề còn ý kiến khác nhau trong dự thảo luật là việc có cho phép tách GPMB thành dự án riêng hay không. Theo Phó Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Hữu Quang, cách này chỉ là giải pháp với các dự án lớn. Còn nếu dự án nào cũng được tách ra thành 2 dự án và lập báo cáo khả thi riêng của hai dự án là hoàn toàn bất hợp lý. “Báo cáo khả thi là căn cứ về dòng tiền, chi phí, trong đó có dòng tiền từ GPMB, nếu tách ra thì làm sao báo cáo khả thi” - Phó Chủ nhiệm UBTCNS đặt vấn đề. Ông đề nghị vẫn có thể tách như dự thảo tuỳ theo tiêu chí dự án, nhưng là sau khi báo cáo khả thi đã được phê duyệt, tránh tình trạng GPMB xong rồi không thực hiện.
Kết luận về các vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, dự thảo đưa ra đề xuất nâng tiêu chí dự án quan trọng lên 20.000 tỷ đồng và có xem xét một số tiêu chí, tuy nhiên chưa có các tiêu chí như dân số, hộ gia đình… Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã yêu cầu Chính phủ phải xem xét các tiêu chí này, tuy nhiên Chính phủ cho biết có nhiều dự án thực tế gặp vướng mắc. Do đó, sẽ phải rà soát lại và đưa ra 2 phương án để Quốc hội thảo luận và quyết định.
Đối với vấn đề danh mục, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định Quốc hội giữ thẩm quyền quyết định danh mục đầu tư công trung hạn, “đây là vấn đề bất di bất dịch”. Tuy nhiên, có thể Quốc hội uỷ quyền UBTVQH, hoặc thậm chí Quốc hội uỷ quyền cho Chính phủ.
Về GPMB, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh quan điểm, việc đền bù GPMB phải gắn với dự án, phù hợp với Luật Đất đai, gắn với việc sử dụng đất, không thể GPMB mà không rõ mục đích. Do đó, đồng tình với quan điểm của UBTCNS và Chính phủ tại dự thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng chỉ nên đồng ý việc tách riêng dự án với công trình đặc biệt, cụ thể và chỉ với dự án nhóm A. Bởi nếu cho phép tách riêng cả với dự án nhóm B, C thì sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng đến quy hoạch, quản lý đất đai, dẫn tới khiếu kiện.
Sau phiên họp này, dự kiến UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) một lần nữa trước khi trình ra Quốc hội vào kỳ họp tới.
Hoàng Yến
相关推荐
- Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- Thông qua Tuyên bố chung ASEAN
- Mối quan hệ thực dụng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
- Đà Lạt dự kiến bỏ chợ Âm phủ, mở casino ở Thung lũng Tình yêu
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi
- Triều Tiên trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 7
- Du khách 'sống dở chết dở' sau khi ngã từ vách đá hơn 10m vì chụp ảnh tự sướng
- IS đe dọa Thủ tướng của Malaysia và bà Aung San Suu Kyi