当前位置:首页 > Thể thao > 【kq tran phap】Thu hoạch 5,5 triệu tấn lúa: Đề xuất mua dự trữ, mở ‘luồng xanh’ trên sông 正文

【kq tran phap】Thu hoạch 5,5 triệu tấn lúa: Đề xuất mua dự trữ, mở ‘luồng xanh’ trên sông

来源:Empire777   作者:Cúp C1   时间:2025-01-26 00:59:12

Giá lúa giảm,ạchtriệutấnlúaĐềxuấtmuadựtrữmởluồngxanhtrênsôkq tran phap thu hoạch gặp khó

Những ngày này, tại ĐBSCL, lúa vụ Hè thu đang bước vào vụ thu hoạch với sản lượng khoảng 5,5 triệu tấn. Thế nhưng, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến việc thu hoạch, vận chuyển lúa tại khu vực này gặp nhiều khó khăn, giá lúa có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại cuộc họp trực tuyến với Tổ Công tác 970, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, giá lúa Hè Thu cơ bản thấp hơn 300-500 đồng/kg so với vụ trước. Cụ thể, giá lúa IR50404 dao động trong khoảng 4.400 đồng/kg, giảm so với cùng kỳ năm trước từ 900-1.300 đồng/kg. Giá lúa OM9577 và OM9582 trong khoảng 5.600-5.800 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg...

Lãnh đạo Cục Trồng trọt nhận định, giá lúa gạo giảm sâu không phải do cung cầu mà là do đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng. Các khách quốc tế vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp không giao hàng được.

{ keywords}
Lúa Hè Thu ở ĐBSCL vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong vận chuyển, giá giảm (ảnh: TL)

Đáng nói, doanh nghiệp hiện không đủ khả năng thực hiện “3 tại chỗ”; sấy lúa, nhà máy xay, ghe... không hoạt động được do phải có test nhanh Covid-19.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thừa nhận rằng, thời gian qua dịch bệnh gây nhiều khó khăn cho sản xuất, tiêu thụ lúa gạo. Đồng Tháp áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” nên chỉ còn 49/239 doanh nghiệp xay xát lúa gạo trên địa bàn còn hoạt động. Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ hàng hoá nông sản nói chung, trong đó có lúa.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, lượng lúa Hè Thu đang rất lớn, nếu không có chính sách kịp thời, nhiều đối tượng sẽ trục lợi, nông dân sẽ thiệt thòi. Do vậy, Tổ công tác đề xuất Bộ trưởng kiến nghị Chính phủ có chính sách thu mua dự trữ lúa. Khi đó, thị trường sẽ được kích cầu, giá lúa cải thiện, nông dân có động lực làm vụ lúa Thu Đông.

Thời điểm này đã xuất hiện tình trạng nông dân lưỡng lự trong việc xuống giống vụ lúa thu đông, vì vậy, nếu không thu mua, kích cầu thị trường lúa Hè Thu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả năm, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Hoả tốc mở “luồng xanh”, triển khai mua dự trữ 

Trước tình hình trên, Tổ Công tác 970 (Bộ NN-PTNT) có công văn gửi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương và Tổ trưởng Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ về việc hỗ trợ chính sách phù hợp để duy trì, ổn định sản xuất trong tình hình dịch Covid-19.

Trong đó nêu rõ, ĐBCSL lúa Hè Thu gần 1 triệu ha (5,5 triệu tấn lúa) đang bước vào vụ thu hoạch. Song, đang gặp khó khăn, giá lúa có xu hướng giảm.

Theo đó, Tổ Công tác 970 đề xuất Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ kiến nghị với Chính phủ triển khai Chương trình thu mua, dự trữ lúa gạo quốc gia để đảm bảo an ninh lương thưc, giảm áp lực thị trường và giúp ổn định thị trường lúa gạo khi tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp tại các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL.

Để giải quyết tình trạng khó khăn trong thu hoạch và vận chuyển lúa tại ĐBSCL, Bộ Công thương cũng có văn bản hỏa tốc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, mở luồng xanh cho vận tải đường thủy.

Theo Bộ Công thương, với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, đa phần các nhà máy sản xuất, chế biến lúa gạo cập bờ sông/bờ kênh, thóc, gạo sản xuất ở vùng ĐBSCL được vận chuyển 95% bằng đường thuỷ. Do đó, việc khơi thông dòng chảy phương tiện chuyên chở sẽ góp phần đáng kể giúp các thương nhân xuất khẩu gạo duy trì được chuỗi cung ứng lúa gạo hàng hóa từ đồng ruộng ra đến cảng xuất khẩu.

Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương chỉ đạo các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực thóc, gạo nói chung và thương lái nói riêng được đi lại thu mua trực tiếp tại đồng; trao đổi và thống nhất với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải xem xét, áp dụng linh hoạt các phương án2 phương án.

Trong đó, Phương án 1 chấp nhận các xét nghiệm nhanh tại ấp/xã, đăng ký thông tin, lịch trình di chuyển với cơ quan quản lý nhà nước tại ấp/xã, v.v… và áp dụng tương tự đối với lực lượng bốc xếp thóc xuống/lên ghe. Xem xét ưu tiên phân luồng xanh (xét nghiệm nhanh tại chốt kiểm dịch trên sông) cho các phương tiện vận chuyển lúa tươi từ đồng ruộng về hệ thống nhà máy sấy vệ tinh trong khu vực gần nhất (cùng xã/huyện) để đảm bảo chất lượng thóc tồn trữ đạt yêu cầu.

Riêng khâu vận chuyển thóc/gạo giữa các nhà máy không đặt trong cùng một tỉnh hay từ nhà máy ra các cảng xuất khẩu/khu vực tiêu thụ nội địa đang có nhu cầu nhiều: Chốt kiểm dịch trên các sông lớn tại các nơi giáp ranh cần bố trí cơ sở xét nghiệm đi kèm trong phạm vi gần nhất để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm cho tài công trong vận chuyển liên tỉnh thời gian dài.

Phương án 2: Trường hợp thương nhân đồng ý hỗ trợ cung cấp các bộ kit xét nghiệm nhanh cho các chốt trên sông, khi ghe/sà lan của các thương nhân di chuyển qua, đề nghị nhân viên chịu trách nhiệm trực chốt tiến hành xét nghiệm nhanh và đóng dấu thông hành cho các phương tiện tranh thủ di chuyển tiếp.

Bộ Công Thương kiến nghị tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo hàng hóa. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp; và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Hà Giang

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh