发布时间:2025-01-12 18:58:22 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Mưa dầm kéo dài trong nhiều ngày qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến lúa Hè thu muộn đang xuống giống trên địa bàn huyện Long Mỹ.
Nhiều nông dân lo lắng khi lúa Hè thu mới gieo sạ bị chết giống loang lổ khá nhiều vì mưa dầm.
Tăng chi phí từ bơm nước
Do bị ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm nên một số cánh đồng lúa của xã Lương Tâm và Lương Nghĩa,ưadầmlmảnhhưởcerezo đấu với marinos bà con thường gieo sạ lúa Hè thu muộn nhất của tỉnh khi phải đợi độ mặn giảm xuống ở mức cho phép và cộng thêm việc đợi nguồn nước mưa làm mềm đất để tiến hành cày xới san phẳng mặt ruộng. Tuy nhiên, trái hẳn với mọi năm, khi những cơn mưa đầu mùa năm nay lại kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền, từ đó đã gây ra không ít trở ngại trong quá trình xuống giống lúa của bà con.
Đang châm thêm dầu cho chiếc máy bơm chạy liên tục để rút nước 7ha lúa Hè thu mới xuống giống của gia đình, ông Huỳnh Văn Vũ, ở ấp 4, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết: “Từ khi xuống giống lúa đến nay đã được 6 ngày nhưng hôm nào cũng có mưa, thậm chí mưa dầm nặng hạt cả ngày lẫn đêm. Do mưa liên tục nên đến hôm nay chỉ thấy lúa lên ở những chỗ gò cao, còn chỗ trũng thì lúa lên chưa nhiều nên tôi rất lo lắng. Không riêng gì tôi, mà hơn 50ha lúa Hè thu mới xuống giống của bà con ở cánh đồng này đều có chung hoàn cảnh”.
Những ngày qua, để cứu lúa trước tình hình mưa dầm, ông Vũ và nhiều bà con ở cánh đồng nơi đây đã túc trực bơm nước liên tục cả ngày lẫn đêm. Chính vì vậy, hơn 6 ngày qua, hôm nào bà con cũng nghe tiếng máy xăng, máy dầu chạy râm ran trên đồng. Riêng gia đình ông Vũ, tiền mua dầu bơm nước cho 7ha lúa của gia đình hiện đã tốn hơn 2 triệu đồng và số tiền này sẽ còn tăng trước tình hình mưa dầm vẫn còn tiếp diễn như hiện nay. “Những hộ sạ lan sử dụng 17-20kg lúa giống cho một công (1.300m2) thì cũng đỡ lo, còn tôi đợt rồi kéo hàng chỉ chưa tới 10kg/công nên lo lắng hơn. Do đó, để nhẹ công cấy giặm thì tôi đã ngâm thêm lúa giống, đợi khi thời tiết nắng trở lại sẽ sạ thêm vào, nhất là những chỗ có lúa bị chết loang lổ”, ông Vũ cho biết thêm.
Thiệt hại từ ốc bươu vàng
Theo bà con nông dân đang xuống giống lúa Hè thu muộn trên địa bàn huyện Long Mỹ, do vùng đất nơi đây bị phèn mặn nên lượng đất phù sa ít, từ đó nước mưa không làm vùi dập và chết mộng lúa như những vùng có đất phù sa nhiều. Dù trời mưa dầm nhưng chỉ cần nông dân chịu khó bơm rút nước trên ruộng được khô ráo thì tỷ lệ lúa còn sống vẫn cao. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là tình hình ốc bươu vàng cắn phá. Bởi, hầu hết các mảnh ruộng của bà con đều có ốc bươu vàng khá nhiều dù nông dân đã tích cực tiêu diệt, trong đó lượng ốc bươu vàng nhỏ chiếm tỷ lệ khá lớn nên công tác bắt bằng thủ công và diệt bằng thuốc không phải là chuyện dễ dàng. Chính tình trạng ốc cắn phá mà nhiều mảnh ruộng tuy bơm rút nước khô ráo nhưng vẫn bị chết loang lổ.
Bà Lê Thị Chín, có 5 công ruộng vừa xuống giống lúa Hè thu được 5 đêm ở ấp 4, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, thông tin: “Mấy ngày qua, tâm trạng của tôi như ngồi trên đống lửa vì vừa lo trời mưa dầm và vừa lo ốc bươu vàng cắn phá mộng lúa. Dù trước đó, khi thấy tình trạng ốc bươu vàng xuất hiện nhiều trong ruộng lúa nên chồng tôi đã xịt thuốc diệt ốc trước khi xuống giống. Đến khi gieo sạ thì tiếp tục trộn thuốc diệt ốc chung với lúa giống. Thế nhưng sau mỗi cơn mưa tôi đều thấy có ốc xuất hiện và cắn phá ruộng lúa của mình. Vụ này tôi sạ hàng, chỉ sử dụng có 10kg lúa giống/công, giá mỗi ký lúa giống là 16.000 đồng (giống OM 18 cấp xác nhận) nên khi thấy ốc cắn một mộng lúa là xót vô cùng. Sau khi quan sát ruộng lúa nhà mình thì tôi thấy rằng tới đây sẽ rất nặng công giặm vì lúa đã bị chết giống khá nhiều”.
Giống như bà con ở nhiều cánh đồng lúa của xã Lương Tâm, hiện nông dân ở cánh đồng lúa ấp 11, thị trấn Vĩnh Viễn, cũng đối mặt với tình trạng lúa chết giống khi mới gieo sạ và lúa quá ngày xuống giống lên xanh mộng vì mưa dầm. Ông Trần Minh Hảo, có gần 1ha lúa ở ấp 11, thị trấn Vĩnh Viễn, cho hay: “Để hạn chế thiệt hại về giống trước tình hình mưa dầm nên gia đình tôi quyết định để lúa giống lại trong nhà mà không đem đi gieo sạ. Đến hôm nay là đã quá 4 ngày xuống giống nên hạt lúa lên mộng xanh, rễ cũng ra khá dài. Với tình hình này chắc phải bóp bụng xuống giống chứ để lâu thêm sẽ không gieo sạ được. Riêng những hộ đã xuống giống trước đó thì hiện nay bị chết lúa giống loang lổ khá nhiều, trong đó có không ít bà con đã ngâm giống để gieo sạ thêm vào nhằm đỡ công giặm lúa sắp tới”.
Theo ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, hiện toàn huyện còn khoảng 300ha lúa ở những vùng hạn, mặn được nông dân tập trung xuống giống lúa Hè thu muộn. Dự kiến vào cuối tháng 5 này sẽ gieo sạ dứt điểm. Tuy nhiên, do tình hình mưa dầm trong nhiều ngày qua phần nào làm ảnh hưởng đến tiến độ xuống giống và một số nơi có gây thiệt hại về lúa giống của bà con. Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, cho biết: Đơn vị đang khuyến cáo bà con tích cực bơm rút nước trên ruộng ra ngoài kênh, đồng thời thực hiện các biện pháp diệt ốc bươu vàng hiệu quả nhằm bảo vệ ruộng lúa Hè thu mới gieo sạ. Tuy tình hình mưa dầm có ảnh hưởng đối với các trà lúa Hè thu mới xuống giống nhưng mức độ thiệt hại không nhiều, nông dân đang cố gắng khắc phục bằng cách gieo sạ thêm vào để nhẹ công cấy giặm.
Đến thời điểm này, toàn huyện Long Mỹ đã xuống giống được hơn 17.410ha lúa Hè thu, trong đó lúa ở giai đoạn mạ có gần 8.300ha, giai đoạn đẻ nhánh gần 7.900ha và làm đòng 1.300ha. Giống lúa được nông dân trong huyện ưu tiên chọn sạ ở vụ này là OM 18. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
相关文章
随便看看