【ketqua 1.net】Lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran không hiệu quả

时间:2025-01-25 23:55:21来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín

Sau khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký với Iran,ệnhtrừngphạtcủaMỹnhằmvoIrankhnghiệuquảketqua 1.net Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với Tehran làm cho quốc gia này có những động thái trả đũa tương xứng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Nguồn: AFP

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran vừa có hiệu lực tập trung khu vực tài chính và dầu mỏ. Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đây là những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất từ trước đến nay đối với quốc gia Hồi giáo này.

Theo đó, Mỹ sẽ trừng phạt trực tiếp tới những công ty thuộc các nước thứ ba đang làm ăn với Iran, đặc biệt có thể tác động đến thị trường dầu mỏ thế giới. Washington đã liệt hơn 700 cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt (danh sách đen) liên quan đến Iran. Bộ Tài chính Mỹ, đã phát đi cảnh báo tới mạng kết nối ngân hàng toàn cầu SWIFT về nguy cơ đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ nếu cung cấp dịch vụ cho các thực thể Iran có tên trong “danh sách đen” của Washington.

Cùng thời gian này, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã quyết định tạm miễn trừ 8 quốc gia khỏi lệnh cấm mua dầu mỏ của Iran, trong đó có Nhật Bản.

Lệnh trừng phạt của Mỹ đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận quốc tế. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cáo buộc: “Mỹ có hai mục đích chính, đó là khiến người dân Iran thất vọng và làm suy yếu đất nước này. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không thành công trong bất kỳ mục tiêu nào”. Nhà lãnh đạo Iran còn gọi giới lãnh đạo Mỹ là những người “theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc” và cho rằng người dân Iran đang chìm trong cuộc xung đột kinh tế với Mỹ. Ông Rouhani so sánh Tổng thống Trump với cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein - người khơi mào cuộc chiến với Iran, kéo dài 8 năm kể từ năm 1980.

Tuy nhiên, ông Rouhani cũng tuyên bố, nước này vẫn để ngỏ khả năng đối thoại với Mỹ nếu Washington quay trở lại thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với Nhóm P5+1 (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, và Đức) hồi năm 2015 (hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện  JCPOA).

Trong khi đó, Đại giáo chủ Ali Khamenei phản đối các biện pháp trừng phạt trên, đồng thời cho rằng Tổng thống Trump đã “phá hỏng” uy tín của Mỹ và sớm muộn sẽ thua trong cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm giữa hai nước. Iran cũng khẳng định không quan ngại về việc Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực tài chính và dầu mỏ của nước này.

Phản ứng trước quyết định của Washington, cựu nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), ông Philip Giraldi nhận định việc Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran là sai lầm và sẽ gây ra nhiều hậu quả. Nhận xét của ông Giraldi hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ Tehran vẫn tuân thủ JCPOA bất chấp những tuyên bố của ông Trump. Theo ông Giraldi, quyết định của Nhà Trắng có thể dẫn tới chiến tranh.

Những người ủng hộ thỏa thuận cũng như các bên ký kết khác, như: Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã kịch liệt bảo vệ thỏa thuận JCPOA. Châu Âu cũng lo ngại rằng các chế tài mới của Mỹ sẽ khiến Iran thoái lui và tiếp tục hoạt động phát triển hạt nhân của họ. Điều này hết sức nguy hiểm, có khả năng sẽ là tác nhân dẫn đến nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân ở các quốc gia liên quan.

Trước đó, tờ Al-Ahram của Ai Cập nhận định, các biện pháp trừng phạt chống lại Iran của Mỹ đã thất bại, trong khi Tehran và các đồng minh rõ ràng đã chiến thắng. Bởi lẽ, Washington hiểu rằng một số quốc gia láng giềng của Iran không thể ngừng mua dầu mỏ từ Tehran. Nhìn nhận một cách đầy đủ, trong khi cố tạo ra lệnh trừng phạt nhằm vào khu vực tài chính và dầu mỏ của Iran thì chính Washington lại cho phép 8 quốc gia đồng minh được miễn trừ các lệnh cấm mua dầu của Tehran. Nói một cách khác, hoạt động mua bán dầu giữa Iran với các nước vẫn diễn ra bình thường bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, lệnh trừng phạt của ông Trump chỉ nhằm lấy lòng cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang diễn ra tại quốc gia này. Còn tác động thực sự của nó không ảnh hưởng nhiều đến Iran.

HN tổng hợp

相关内容
推荐内容