Sáng 17/6,ộtrưởngNguyễnVănThắngnămsẽxongkmcaotốcGiaNghĩtỷ lệ kèo bóng đá cúp c1 Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, quy mô đầu tư giai đoạn 1 với tổng chiều dài tuyến là 128,8km, với 4 làn xe có làn dừng khẩn cấp, có dải phân cách giữa đáp ứng lưu lượng xe đến năm 2040 và đến năm 2045 sẽ không còn phù hợp.
Về tiến độ thực hiện, ông đề xuất dự kiến hoàn thành dự án này vào cuối năm 2028 và khi đó cần tính toán lại tổng mức đầu tư cho phù hợp.
Cũng nói về tiến độ, đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung thêm về tính hiệu quả của thời gian triển khai xây dựng và hoàn thiện công trình đến năm 2026.
Theo đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), hiện thủ tục đầu tư cũng như việc triển khai thủ tục đầu tư dự án chiếm rất nhiều thời gian, gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Ông đề nghị cần quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn trình tự, thủ tục đầu tư, tránh bị kéo dài thời gian. Đồng thời, cần có sự phối hợp, tính toán toàn diện, chủ động trong quản lý việc thực hiện quy hoạch, tránh bị trùng lặp.
Về tác động của dự án tới đường giao thông BOT, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu, theo báo cáo, hiện đã có 2 đường hiện hữu thực hiện BOT, giờ tiếp tục thực hiện theo phương thức BOT thì sẽ dẫn đến bất cập, gây ảnh hưởng đến 2 đường BOT đã hiện hữu.
Do vậy, Chính phủ, Bộ GTVT cần nghiên cứu để đảm bảo công bằng, thuận lợi cho các đối tác đầu tư.
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng bày tỏ vui mừng khi tất cả Đại biểu Quốc hội đều nhất trí đồng tình triển khai dự án để thúc đẩy liên kết vùng của Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Về tính khả thi đầu tư dự án theo phương thức PPP, Bộ trưởng cho biết, đây là dự án được quy hoạch 6 làn xe, thi công hoàn chỉnh 4 làn với phần vốn Nhà nước tham gia là 50%. Dự kiến, năm 2045 sẽ tiếp tục mở rộng thêm 2 làn xe. Bộ trưởng cho biết, qua tính toán, đây là dự án có thời gian hoàn vốn tương đối tốt so với các dự án trước đây (khoảng 18 năm). Ông chia sẻ, đây là điểm mà các nhà đầu tư giao thông "rất yêu thích" và các ngân hàng đồng tình.
Về tác động của dự án này với các dự án BOT song hành, Bộ trưởng đánh giá, không chỉ có 2 dự án BOT song hành bị ảnh hưởng mà sẽ có thêm một số dự án khác bị tác động. Tuy nhiên, Chính phủ đã lường trước và Bộ GTVT trình phương án xử lý, tháo gỡ.
Bộ trưởng cho biết, Bộ đã trình phương án có thể kéo dài thời gian thu phí nếu 2 dự án BOT bị ảnh hưởng nhưng vẫn đảm bảo lưu lượng xe, khả năng tài chính. Trong trường hợp doanh thu quá dài, sẽ cân đối xem xét để bổ sung hỗ trợ một phần ngân sách Nhà nước cho hai dự án và tiếp tục thu phí.
Về tiến độ dự án, một số Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính khả thi của tiến độ dự án là hoàn thành vào năm 2026. Bộ trưởng phân tích, dự án được thực hiện vào thời điểm thuận lợi khi đã có kinh nghiệm làm nhiều dự án cao tốc. Thời gian thực hiện dự án này được tính toán dựa trên kinh nghiệm thực hiện dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2 – thông thường chỉ khoảng 1,5 năm còn 2 năm là quá dài.
Dẫn chứng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2, khởi công ngày 1/1/2023, ông Thắng cho hay, các dự án này gặp rất nhiều khó khăn về nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng. Song ở một số dự án giải quyết được các vấn đề này, thời gian thực hiện rất nhanh, tối đa không quá 24 tháng, nhiều dự án rút ngắn thời gian khoảng 8 tháng.
Trong khi đó, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) còn không phải đấu thầu tìm đơn vị xây lắp nên rất thuận lợi. Ngoài ra, về giải phóng mặt bằng, các địa phương rất quyết tâm. “Sau khi Quốc hội phê duyệt, Chính phủ sẽ chỉ đạo, hai địa phương sẽ tích cực giải phóng mặt bằng và dự kiến khởi công ngay trong 2024”, Bộ trưởng khẳng định.
Về nguyên vật liệu, theo Bộ trưởng, đây cũng là mặt thuận lợi bởi 2 địa phương đã bố trí đầy đủ các vị trí mỏ và trữ lượng. Các cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng, chỉ định thầu để xây dựng khu tái định cư hay bố trí mỏ nguyên vật liệu vốn là "đường găng tiến độ" ở các dự án khác thì ở dự án này rất thuận lợi. Hơn nữa, địa hình, địa chất của dự án này rất tốt. Đất lúa chỉ có 2ha; đất rừng có 100% là đất rừng sản xuất; còn lại chủ yếu là đất trồng cây lâu năm nên việc giải phóng mặt bằng rất thuận lợi.
Với các hộ dân bị ảnh hưởng, Chính phủ sẽ chỉ đạo hai địa phương giải quyết tốt nhất chế độ để khi chuyển về nơi mới phải có điều kiện tốt hơn hoặc chí ít phải bằng.