Đây không phải là câu chuyện mới về năng suất lao động của Việt Nam,ângcaonăngsuấttừtưkết quả trận đấu argentina mà đã được nói đến rất nhiều lần, trong nhiều năm qua, nhưng vẫn là “bài toán” nan giải của nền kinh tế. Nguyên nhân cốt lõi được các chuyên gia đưa ra là do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu; các DN, nhất là DN tư nhân nhỏ và vừa đang sử dụng công nghệ thiết bị tụt hậu 2-3 thế hệ so với mức trung bình của thế giới. Những nguyên nhân này đã được chỉ ra từ nhiều năm, nhưng việc thay đổi không phải “một sớm, một chiều”, thậm chí là khó thay đổi khi các DN còn thiếu vốn, thiếu đối tác hợp tác, thiếu cơ quan đứng ra làm đầu mối chuyển giao công nghệ. Nhưng điểm đáng mừng đối với lao động Việt Nam khi luôn được các chuyên gia quốc tế đánh giá là kỹ năng, sự nhanh nhẹn, trí thông minh của người Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào, nếu cùng điều kiện sản xuất thì Việt Nam có thể đạt năng suất lao động ở mức cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phần lớn lao động của Việt Nam xuất phát điểm là lao động nông nghiệp, trình độ, kỹ năng chưa được đào tạo bài bản, chưa tập trung hết trí tuệ, năng lực cũng như trách nhiệm của mình vào công việc…; bên cạnh đó, kinh nghiệm quản lý của nhiều chủ DN còn hạn chế, chưa tạo ra môi trường lao động tốt cũng như cạnh tranh công bằng giữa những người lao động. Do vậy, lời giải trước nhất là việc nâng cao chính sách lương thưởng cho người lao động nhằm tránh “chảy máu chất xám” hoặc “nhảy việc” sang những DN lớn; hơn nữa, việc quản trị DN và văn hóa DN phải hướng người lao động vào làm việc kỷ luật nhưng sáng tạo để phát huy hết năng lực. Điều này phụ thuộc nhiều vào tư duy cũng như nhận thức của lãnh đạo DN. Như vậy, với những sự phát triển của nền kinh tế cũng như cộng đồng DN hiện nay, tiềm năng để cải thiện năng suất lao động là có, lời giải cho “bài toán” năng suất đã có; nhưng vấn đề là làm thế nào để thực thi đúng và hiệu quả là điều DN và các cơ quan quản lý phải tìm ra phương hướng để có những hỗ trợ, thay đổi cần thiết. |