【diễn biến chính liverpool gặp nottingham forest】Phát hiện loài cây 'tử thần' chuyên giết chim để biến xác thành phân bón
作者:World Cup 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:10:05 评论数:
Phần lớn các loài thực vật trên thế giới phụ thuộc vào chim và côn trùng để phát tán hạt. Chúng thu hút các loài thụ phấn bằng cách giải phóng những hợp chất thơm vào không khí hoặc tạo ra mật hoa ngọt để chim và côn trùng ăn. Nhưng một loài thực vật trên hòn đảo thiên đường Caribbean lại không như vậy.
Các hòn đảo ở vùng biển này không chỉ là thiên đường nghỉ dưỡng của du khách,áthiệnloàicâytửthầnchuyêngiếtchimđểbiếnxácthànhphânbódiễn biến chính liverpool gặp nottingham forest mà còn trở thành điểm đến của nhiều loài chim tìm kiếm nơi trú ẩn và sinh sản. Tuy nhiên cũng tại đây xuất hiện loài cây "tử thần" chuyên bẫy và giết những con chim non thiếu kinh nghiệm, để rồi biến xác chúng phân hủy thành phân bón.
Phát hiện loài cây 'tử thần' chuyên giết chim để biến xác thành phân bónCác hạt siêu dính của loài cây "tử thần" chuyên bắt giết chim. (Ảnh BBC). |
Đó là cây Pisonia. Chúng dụ những con chim nhỏ tới làm tổ trên cành. Khi đó, chim non cọ vào những cành cây đầy hạt dính của Pisonia rồi dính vào lông chim.
Loài cây này tạo ra hạt dài, được bao phủ bằng lớp nhầy dài có móc nhỏ dính mọi thứ. Hạt mọc thành chùm lớn chằng chịt. Trong đó, mỗi chùm có thể mang từ một chục tới hơn hai trăm hạt.
Khi những con chim non nớt bị dính vào thứ chất nhầy cực dính này giống như chiếc bẫy không thể bay hay di chuyển được nữa. Sau đó, chúng chỉ có thể trở thành con mồi của những sinh vật ăn thịt khác hoặc nằm chờ chết bên dưới gốc cây. Xác của chúng bị phân hủy tạo ra nhiều chất hữu cơ giàu dinh dưỡng cho các hạt giống cây Pisonia nảy mầm và phát triển.
Một con chim biển xấu số không may dính bẫy. (Ảnh BBC). |
Cây Pisonia ra hoa hai lần một năm theo khoảng thời gian rất trùng hợp với lúc số lượng chim biển bay tới vùng Caribbean đông nhất. Khi đó, các loài chim tìm tới cây này làm tổ, nở ra chim non, nhưng lại nhận kết quả rất bi thảm.
Những con chim non bị quấn vào chất nhầy. Thậm chí một nắm hạt cũng có thể đè nặng một con chim khiến chúng rơi xuống và chết đói. Có những con khác lại chết trên cây. Xác khô của chúng treo lủng lẳng trên cành như "đồ trang trí rùng rợn của cây thông Noel".
Giới nghiên cứu cho biết, "hành vi ghê rợn" của loài cây này có tác động tàn phá lớn với quần thể loài chim biển trên đảo. Một nghiên cứu được tiến hành trên quần thể chim biển ở đảo Cousin thuộc Seychelles cho thấy, cây Pisonia đã giết chết một phần tư loài nhạn trắng và một phần mười những con chim biển vùng nhiệt đới do bị dính bẫy chất nhầy rồi tử vong.
Xác nhiều con chim chết khô treo lủng lẳng trên cây. (Ảnh BBC). |
Sau đó, giới chuyên môn đã tự đặt câu hỏi liệu có bất cứ lợi ích tiến hóa nào mà cây Pisonia thu được từ việc giết chết các loài chim hay không. Một giả thuyết đặt ra rằng, loài cây này được hưởng lợi từ việc tăng nguồn chất dinh dưỡng do xác chim phân hủy rơi xuống phần gốc rễ.
Tuy vậy, nhà sinh thái học Alan Burger đến từ trường đại học Victoria phân tích cho thấy, những cây con mọc lên gần xác chim trên đảo Cousin không có bằng chứng thể hiện hạt đang nảy mầm tốt hơn. Ngoài ra, những cây nhận nhiều phân bón từ trứng rụng và phân chim có giá trị lớn hơn nhiều so với xác chim phân hủy.
Bên dưới gốc cây là những xác chim đang trong quá trình phân hủy. (Ảnh BBC). |
Hiện các nhà bảo tồn trên đảo Cousin đang tiến hành thay thế cây Pisonia bằng những cây bản địa khác để giúp quần thể chim biển được phục hồi. Họ tích cực tìm kiếm những con chim không may dính bẫy, cẩn thận gỡ sạch phần nhựa hạt để giải thoát chúng.
Trước đó, trong một bộ phim tài liệu do BBC sản xuất mang tên "Planet Earth II" cũng từng đề cập tới "loài cây chết chóc" này.
Theo Dân Trí
Đi ngắm chim bất ngờ tìm thấy hũ tiền vàng trị giá hơn 25 tỷ đồng
Một người đàn ông đang tận hưởng buổi chiều thư giãn giữa đồng quê, đưa ống nhòm chiêm ngưỡng những chú chim bay lượn ngoài cánh đồng, thì bất ngờ tìm thấy... hũ tiền vàng.