发布时间:2025-01-12 17:52:25 来源:Empire777 作者:World Cup
Chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế giai đoạn 2020 - 2023 Chính sách tài khóa chủ động,âydựngchínhsáchtàikhóabaotrùmchohànhtrìnhđếnvớithịnhvượlich thi dau nhat ban linh hoạt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chính sách tài khóa tiên phong trong vai trò ổn định kinh tế vĩ mô Mở rộng không gian chính sách tài khóa Chính sách tài khóa “ứng vạn biến” trong bối cảnh khó khăn |
Đầu tư công hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: TL |
Báo cáo đánh giá nghèo và công bằng ở Việt Nam 2022 của Ngân hàng Thế giới (WB) đã xây dựng khung chính sách phát triển bao trùm hướng tới thịnh vượng chung của Việt Nam. Theo đó, báo cáo này khuyến nghị Việt Nam cần tập trung vào mục tiêu “kép”: vừa cần phải giải quyết những thách thức về giảm nghèo kinh niên trong Chặng đường cuối; vừa cần phải tập trung để đạt được khát vọng về thịnh vượng chung trong Chặng đường kế tiếp.
Trong định hướng giảm nghèo ở chặng cuối, các chuyên gia của WB cho rằng tình trạng nghèo tập trung ở các vùng khó khăn về mặt địa lý đòi hỏi phải tăng cường sự can thiệp xóa nghèo theo địa bàn, hiện đại hóa nông nghiệp và cải thiện về giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phân tích cho thấy, các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trước đây đã giúp cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ và đem lại một số tác động tích cực trong cải thiện phúc lợi, nhưng cũng cho thấy một số bấp cập lớn.
Để đạt hiệu quả giảm nghèo tốt hơn, các CTMTQG có thể được tăng cường theo hướng các nguồn lực bổ sung đến được với các xã còn có khó khăn trong phát triển; đảm bảo phân bổ nguồn lực dựa trên tình trạng khó khăn ở cấp xã, để các xã khó khăn hơn nhận được đầu tư nhiều hơn.
Đồng thời, các chương trình phân bổ riêng nguồn lực theo các lĩnh vực để đảm bảo dành đủ nguồn lực cho cải thiện chất lượng các dịch vụ phát triển con người và can thiệp nhằm hỗ trợ sinh kế; tăng cường theo dõi ở cấp xã bằng cách triển khai các công cụ thu thập và tổng hợp dữ liệu trực tuyến nhằm hình thành cơ sở dữ liệu tập trung cho CTMTQG.
Với mục tiêu thịnh vượng trong chặng đường kế tiếp, các chính sách cần tập trung vào ba nhóm chủ chốt. Đó là: đầu tư kỹ năng và giáo dục chất lượng cao hơn; hiện đại hóa hệ thống bảo trợ xã hội mang tính thích ứng để phòng ngừa rủi ro và cú sốc; đổi mới chính sách tài khóa mang tính bao trùm để tăng cường năng lực ngân sách công phục vụ chi xã hội.
Tham luận TS. Judy Yang, TS. Matthew Wai-Poi (Ngân hàng Thế giới) và TS. Nguyễn Thị Thu Phương (Viện Kinh tế Việt Nam), tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 mới đây, đã chỉ ra rằng, trong đầu tư kỹ năng và giáo dục chất lượng cao, Chính phủ và khu vực tư có vai trò thúc đẩy tiếp cận dịch vụ một cách công bằng và với chất lượng đồng đều.
Mặc dù là quốc gia có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam nằm trong số những quốc gia dẫn đầu trên thế giới về chỉ số vốn con người, không chỉ vượt trội so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, mà còn cao hơn đáng kể các quốc gia có thu nhập trung bình thấp khác.
Các giải pháp đầu tư về kỹ năng và chất lượng giáo dục có thể phá bỏ vòng luẩn quẩn đói nghèo xuyên thế hệ, thúc đẩy hình thành nguồn vốn con người và giúp giảm nghèo, kèm theo triển vọng tích cực về năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và tuổi thọ trung bình.
Đầu tư công nhiều hơn cho các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng Chính sách tài khóa trong giai đoạn mới cần có định hướng thiết kế có tính bao trùm. Chính sách tài khóa của Việt Nam có nhiều khả năng đạt kết quả tốt hơn về đầu tư cho tăng trưởng bao trùm qua học hỏi từ các quốc gia khác. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia trở nên giàu có hơn một phần nhờ đầu tư công nhiều hơn vào các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng bao trùm. |
Về hệ thống bảo trợ xã hội, trong thập kỷ trước, tỷ lệ bao phủ trợ giúp xã hội của Việt Nam tương đương hoặc cao hơn so với các quốc gia láng giềng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, nhưng hiện đã bị tụt hậu.
Theo WB, Việt Nam cần cung cấp trợ giúp xã hội có hiệu quả hơn, mang tính thích ứng, cho các hộ gia đình nghèo thông qua việc tăng mức độ bao phủ và mức phúc lợi nhằm đem lại tác động lớn hơn về giảm nghèo và bất bình đẳng, đồng thời hợp nhất các chương trình phân tán hiện nay để đạt hiệu quả cao hơn. Điều này sẽ dẫn tới tăng tổng mức chi xã hội và đặt ra nhu cầu ngân sách tăng thêm.
Về chính sách tài khoá, các chuyên gia WB nhấn mạnh đây là công cụ chính sách có thể giúp Việt Nam vừa trở thành quốc gia thu nhập cao vừa đảm bảo tính bao trùm giúp người dân vươn lên tầng lớp trung lưu thịnh vượng.
Để huy động nguồn cho tài khoá công, Việt Nam có thể mở rộng cơ sở tính thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản), cân nhắc áp dụng các sắc thuế mới để vừa huy động thu vừa xử lý tác động ngoại ứng tiêu cực (chẳng hạn như thuế khuyến dụng cho sức khỏe thu trên đồ uống có cồn, thuốc lá và đồ uống có đường; thuế môi trường như thuế carbon), hoặc mở rộng ra các hoạt động kinh tế số đang phát triển, đồng thời loại bỏ những ưu đãi thuế mang tính lũy thoái.
Ngoài ra, chi tiêu công cần được định hướng cho phù hợp. Các nội dung chi tiêu công không đảm bảo hiệu suất và công bằng như trợ cấp trong ngành sản xuất điện, vừa khuyến khích sử dụng lãng phí nguồn năng lượng vừa chủ yếu có lợi cho các nhóm giàu, cần được sửa đổi nhằm theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm và hiệu quả hơn.
Theo WB, chính sách tài khóa là một trong số ít công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để giảm bất bình đẳng trong ngắn hạn. Đây cũng là một phần quan trọng trong việc tài trợ cho đầu tư công dài hạn, hỗ trợ cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật số và hình thành nguồn nhân lực mà các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam, cần để chuyển đổi sang trạng thái thu nhập trung bình cao và thu nhập cao.
Tăng trưởng năng suất lao động cần đạt 6,6% mỗi năm Các ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 mới đây cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng đòi hỏi phải nâng cao năng suất của từng người lao động, từ đó mới có thể trở thành quốc gia thu nhập cao. Trong điều kiện dân số tiếp tục già hóa, số lượng lao động sẽ giảm và như vậy năng suất của những người đang làm việc sẽ cần được tăng lên mới có thể duy trì tăng trưởng. Theo tính toán của các chuyên gia WB, tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế từ năm 1991 đến năm 2018 là 5,6%/năm. Tốc độ đó cần được nâng lên mức 6,7% từ nay đến năm 2045 để Việt Nam có thể trở thành quốc gia thu nhập cao. Để đạt được mức đó, tăng trưởng năng suất trên mỗi lao động sẽ cần tăng từ 5,3% mỗi năm trong giai đoạn 2012–2018 - mức tăng cao nhất trong ba thập kỷ qua - lên 6,6% mỗi năm, nghĩa là có mức gia tăng khoảng 20% mỗi năm. Giải pháp chủ yếu để đạt được tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn nằm ở việc cải thiện các đặc điểm của lực lượng lao động trẻ hiện nay. Mặc dù có tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học cao hơn, nhưng nhóm dân số trẻ vẫn chủ yếu làm trong các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng trung bình. Các nhà sử dụng lao động ở Việt Nam cũng cho biết họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có kỹ năng. Ngày nay, giới trẻ Việt Nam có trình độ học vấn tốt hơn so với các thế hệ trước, nhưng một số chỉ số cho thấy hiện có những thách thức để họ chuyển đổi sang những việc làm có kỹ năng cao hơn nếu không tiếp tục những cải cách về giáo dục, phát triển kỹ năng và chuyển đổi thị trường lao động./. |
相关文章
随便看看