【cá cược 365】Chủ tịch Quốc hội: Bổ sung quy định thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Tiếp tục phiên họp thứ 21,ủtịchQuốchộiBổsungquyđịnhthànhlậpdoanhnghiệptronghợptácxãcá cược 365 chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự ánLuật Hợp tác xã (sửa đổi).

Như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vnđã thông tin, ngay từ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội dự án luật này tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã cho rằng, rất cần thành lập doanh nghiệptrong hợp tác xã, ông đề nghị lần sửa đổi Luật Hợp tác xã này, nên nghiên cứu kỹ hơn để có quy định cụ thể hơn về vấn đề đó.

Ở dự thảo luật đã tiếp thu ý kiến đại biểu, điều 81 quy định: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ thì được góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động, hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Phát biểu tại phiên họp chiều 16/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị nghiên cứu bổ sung một điều về thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã.  "Vấn đề này vướng lắm, tôi cũng nói mấy lần rồi", ông Huệ nhấn mạnh và nêu rõ, thực tế kể cả thế giới và Việt Nam thì doanh nghiệp không chuyển đổi thành hợp tác xã nhưng thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã đã có nhiều mà sắp tới nhu cầu rất lớn.

Theo gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, nếu khó quá thì dự thảo có thể nghiên cứu đưa ra những vấn đề mang tính nguyên tắc chung và giao Chính phủ hướng dẫn chi tiết để không để có khoảng trống pháp luật trong vấn đề này.

Nhận xét chung, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Ban soạn thảo hết sức nỗ lực, cố gắng và so với luật cũ thì tiến bộ nhiều lắm, nhưng một số quy định cốt lõi thì cần cụ thể hơn trong luật mới đảm bảo tính khả thi.

Góp ý cụ thể, theo Chủ tịch Quốc hội cũng đang rất vướng là tiếp cận vốn và bảo hiểm, dù đây là chính sách cần thiết với hợp tác xã.

Về chính sách tiếp cận vốn, Chủ tịch Quốc hội gợi ý nên chăng trong luật này quy định hẳn là các ngân hàngthương mại cho các chủ thể, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vay vốn tín dụng thương mại theo quy định pháp luật hiện hành trên cơ sở xem xét, đánh giá năng lực tài chínhvà hiệu quả dự án sản xuất, kinh doanh, kể cả về năng lực tài chính và hiệu quả của dự án.

Hai nữa là hợp tác xã và tổ hợp tác...được sử dụng giá trị tài sản hình thành từ quỹ chung mang tên riêng để đảm bảo an toàn cho số vốn cần vay. Chính sách hiện hành nói là vay 500 triệu đồng không phải thế chấp nhưng thực chất không vay được, ngân hàng bao giờ cũng lo rủi ro nên phải có tài sản đảm bảo, ông Huệ phát biểu.

Nhấn mạnh quy định tại điều 26 là tiến bộ rất lớn, khi quy định về hỗ trợ đầu tưtài sản kết cấu hạ tầng, sau đó, hợp tác xã được dùng tài sản kết cấu hạ tầng này làm tài sản thế chấp để vay vốn, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội cho rằng  cần rà soát theo hướng không phải tất cả các tài sản ở điều 26 đều được dùng để thế chấp mà quy định một số tài sản.

Bây giờ doanh nghiệp đói vốn lắm, muốn vay không vay được, nói là cho tín chấp nhưng cũng không vay được, vì không ai chịu rủi ro thay cho ngân hàng được, Chủ tịch Quốc hội nhìn nhận.

Báo cáo cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến nay, dự thảo cơ bản đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất rất cao, giữa cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra với Liên minh Hợp tác xã, đối tác, chủ thể liên quan.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại phiên họp.

"Về việc thành lập doanh nghiệp trong hợp tác xã như Chủ tịch Quốc hội nói, chúng tôi sẽ cùng cơ quan thẩm tra cụ thể hóa hơn hoặc tách ra thành một điều riêng, việc đó hoàn toàn có thể làm được", Bộ trưởng khẳng định.

Với các gợi ý của Chủ tịch Quốc hội về tiếp cận vốn, về thế chấp tài sản, về bảo hiểm... Bộ trưởng cho hay Ban soạn thảo sẽ rà soát lại để làm rõ hơn, cụ thể hơn, đảm bảo tính khả thi.

Liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã, có ý kiến đề nghị không nên quy định chuyển nhượng phần vốn góp này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc tham gia, rút ra, chuyển nhượng là quyền của các thành viên, nếu chỉ vì sợ việc này làm méo mó bản chất của hợp tác xã nên không cho chuyển nhượng thì có lẽ là cũng không ổn.

"Có thể vẫn cho phép nhưng phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động quy định trong điều lệ là phải đúng tôn chỉ, bản chất của hợp tác xã. Nếu cả 2 bên bán và mua đều đồng ý chuyển nhượng mà vẫn đảm bảo tôn chỉ đó, vẫn đảm bảo mục tiêu đó thì không có lý do gì ta lại không cho, sẽ làm hạn chế quyền tự do, tính linh hoạt cũng như nguyên tắc mở của Liên minh Hợp tác xã quốc tế. Chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép dự thảo ghi theo nguyên tắc chung, còn chi tiết thì sẽ quy định trong điều lệ", Bộ trưởng nói.

Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2022).