【xem tỷ số anh】Phạm vào 5 điều cấm cư xử với trẻ em sẽ bị phạt ít nhất 5 triệu đồng

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:23:29

Nếu thường xuyên đe dọa bằng các hình ảnh,ạmvođiềucấmcưxửvớitrẻemsẽbịphạttnhấttriệuđồxem tỷ số anh âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần, bạn đã vi phạm Nghị định 144/2013/NĐ-CP.

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, hành vi sau đây bị nghiêm cấm: “Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác”.

Hành hạ, ngược đãi trẻ em được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như sau:

“1. Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

2. Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

3. Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

4. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ.

5. Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

6. Mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức…”.

Người có những hành vi vi phạm nêu trên sẽ bi xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013, Cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội, sinh hoạt cộng đồng hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần”.

Ngoài ra, người có hành vi đánh đập, ngược đãi trẻ em gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của trẻ em còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo điểm d khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng nạn nhân là trẻ em thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Như vậy, hành hạ, ngược đãi trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Người nào có hành vi bạo hành, ngược đãi trẻ em sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác với mức phạt đến 3 năm tù.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình

Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Theo vnexpress.net

顶: 7799踩: 31944