【ti le keo ma lai】CIEM lý giải về 10 triệu tỷ đồng tái cơ cấu
TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho biết, theo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 - 2020, dự tính tổng mức huy động toàn xã hội cho đầu tư vào khoảng 32-34% GDP cho giai đoạn này. Trong khi đó, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP trung bình là 6,5%/năm, quy mô GDP giai đoạn này theo tính toán sẽ vào khoảng 30 triệu tỷ đồng/5 năm, khi nhân với con số 32-34% sẽ ra được con số 10 triệu tỷ đồng.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, 10 triệu tỷ đồng là con số dự tính chúng ta sẽ huy động cả nền kinh tế giai đoạn 2016 -2020 để đầu tư và đây là một nguồn lực hoàn toàn bình thường trong đầu tư. Còn tái cơ cấu kinh tế là việc sử dụng 10 triệu tỷ đồng này như thế nào, ông Cung nhấn mạnh.
Đại diện CIEM cho rằng, muốn tái cơ cấu kinh tế hiệu quả, cần có sự thay đổi, phân bổ lại nguồn lực bằng thị trường và cơ chế thị trường. Điều đó có nghĩa Nhà nước luôn phải đối diện với tình trạng khan hiếm nguồn lực cho phát triển và chỉ khi nguồn lực khan hiếm, người ta sẽ phải tìm cửa nào có tiềm năng để đầu tư, còn nếu cứ tiếp tục cơ chế xin cho như thời gian qua có nghĩa là tiền đem đầu tư được chia đều, như vậy sẽ không hiệu quả.
Cũng liên quan đến tái cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, đại diện CIEM cho rằng vấn đề mục tiêu tăng trưởng, cách thức điều hành của chúng ta đang có vấn đề. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay chắc chắn không đạt được, lý do xuất phát từ mô hình và cách thức tăng trưởng hiện nay của chúng ta đang chủ yếu dựa vào gia tăng khối lượng, số lượng đầu vào là lao động, tài nguyên (khai thác dầu thô, than đá)… mà không chú ý đến những yếu tố dài hạn của tăng trưởng như năng suất, chất lượng.
Trong điều hành, Việt Nam sử dụng những công cụ vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng, thông qua các chính sách như tăng huy động, tăng đầu tư, tăng tín dụng với các chính sách tài khóa, tiền tệ liên tục được mở rộng, đồng thời chỉ chú ý đến mục tiêu ngắn hạn, lơ đi yếu tố thị trường và quên vấn đề cải cách.
TS Nguyễn Đình Cung cho biết, trong đề án tái cơ cấu kinh tế có 3 kịch bản, tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện tốt 2 yêu cầu là thắt chặt chi tiêu nhà nước (để giảm bội chi) và đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN (để phân bố lại nguồn lực) thì GDP có tăng thêm 0,5 điểm % tăng trưởng và GDP hoàn toàn có khả năng đạt 7% trong năm nay.
Về lâu dài, để có thể tái cơ cấu nền kinh tế một cách thực sự thì điều cần nhất là “Nhà nước nhỏ đi – nhưng thông minh hơn, hiệu quả hơn và thị trường phải lớn lên thì tái cơ cấu mới đạt được mục đích”, đại diện CIEM nhấn mạnh.
Đồng tình quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng cần tìm mọi cách phân bổ lại nguồn lực theo tiêu chí thị trường, tín hiệu thị trường. Đặc biệt cần phải giảm bớt sự chi phối của Nhà nước tại các DN thông qua việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa. Theo bà Phạm Chi Lan, nếu cổ phần hóa ít thì không thể tạo nhiều hiệu ứng được. Phải cổ phần hóa trên 50% thì nhà đầu tư mới có tiếng nói, họ mới có quyền chỉ định người điều hành, những người có khả năng thúc đẩy phát triển DN.
相关文章
Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
Tại Quảng Ninh,thực hiện công điện và chủ động ứng phó với bão số 1, Ban2025-01-10Nơi nào sở hữu giá Bất động sản nhà cao nhất Thế giới
Theo các chuyên gia thị trường bất động sản nhà ở Savills, hiện tại giá n2025-01-10- Được phát triển dành cho thị trường Nhật Bản nhưng Honda Cross Cub 110 cũng đã2025-01-10
Nhiều sai phạm trong sử dụng, thanh lý xe công
Thông tin Vnexpressđăng tải, theo báo cáo kiểm toán 2016 do Kiểm to&aacut2025-01-1035 công ty doanh thu cao nhất thế giới năm 2024
Đồ thị các công ty có doanh thu lớn nhất thế giới.Đứng đầu danh sách là Walmart, công ty bán lẻ lớn2025-01-103 mẫu xe côn tay giá ‘siêu rẻ’ chỉ trên dưới 20 triệu đồng ở Việt Nam
SYM Galaxy Sport 115:20.690.000 đồng2025-01-10
最新评论