您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【gladbach đấu với augsburg】Vượt chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người

Cúp C286222人已围观

简介(CMO) Năm 2017, kết quả thực hiện chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người của huyện Trần Văn Thời l ...

Báo Cà Mau(CMO) Năm 2017, kết quả thực hiện chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người của huyện Trần Văn Thời là 37 triệu đồng, vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra (chỉ tiêu là 36,8 triệu đồng). Đây là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện.

Ngay từ đầu năm 2017, UBND huyện đã có kế hoạch hành động cụ thể giao cho các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt chỉ tiêu đề ra.

Vươn khơi làm giàu 

Xác định khai thác thuỷ sản là kinh tế chủ lực, những năm qua, UBND thị trấn Sông Đốc vận động, tuyên truyền ngư dân chuyển đổi sang những phương tiện đánh bắt có quy mô lớn để vươn khơi bám biển, đồng thời, tuyên truyền ngư dân nâng cao ý thức trong phòng tránh bão. Do vậy, sản lượng khai thác thuỷ sản hằng năm của thị trấn đều tăng. Chỉ tính riêng năm 2017, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của thị trấn Sông Đốc khoảng 124.000 tấn, đạt 100,7% chỉ tiêu năm, tăng khoảng 9.000 tấn so với năm 2016.

Ngụ Khóm 7, thị trấn Sông Đốc có 2 chiếc ghe câu mực công suất 250 CV, ông Trần Minh Đặng cho biết: "Trong chuyến biển vừa qua, ghe tôi đánh bắt trên 700 kg mực, với giá bán tại ghe ngoài biển là 180.000 đồng/kg, sản lượng đánh bắt và giá cả đều tăng hơn những tháng trước. Năm nay, do thời tiết không ổn định, dông gió, bão xảy ra thường xuyên, giá dầu tăng nên ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng khai thác và tăng chi phí đánh bắt của bà con ngư dân".

Ông Lâm Văn Phú, Phó chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, đánh giá: "Hiện nay, công nghệ khai thác tiên tiến hơn trước, bà con ngư dân sử dụng các loại máy định vị tầm gần, tầm xa, sử dụng công nghệ đông lạnh bảo quản sản phẩm trực tiếp trên biển mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Đội tàu khai thác biển từng bước hiện đại, vươn khơi đánh bắt xa bờ mang về những chuyến biển tôm, cá đầy ghe, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển".

Tận dụng thế mạnh

Đối với các xã vùng mặn như Phong Lạc, nghề nuôi thuỷ sản là thu nhập chính của người dân. Năm 2017, sản lượng nuôi thuỷ sản của xã trên 4.600 tấn, đạt 104% chỉ tiêu. Không chỉ nuôi tôm, UBND xã còn khuyến khích người dân trồng lúa, rau màu trên đất nuôi tôm.

Bên cạnh đó, hình thành các tổ hợp tác sản xuất tôm - lúa nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm và tăng thu nhập từ cây lúa trên cùng diện tích.

Nông dân Trần Hoàng Ấn, ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải chí thú làm ăn, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Tùng, ấp Rạch Bần, xã Phong Lạc, có 2 đầm nuôi tôm công nghiệp với diện tích 3.700 m2 mặt nước. Tháng 10 (âm lịch) vừa qua, ông thu hoạch 1 đầm tôm công nghiệp, tôm đạt kích cỡ khoảng 25 con/kg.

“Giá tôm 25 con/kg khoảng 235.000 đồng. So với năm rồi, giá tôm năm nay ổn định và tăng hơn khoảng 15.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ tính 1 tấn tôm, trừ chi phí tôi còn lời khoảng 150 triệu đồng”, ông Tùng phấn khởi cho biết.

Bên cạnh thuận lợi, bà con nuôi tôm cũng còn gặp một số khó khăn do dịch bệnh trên tôm nuôi, chất lượng tôm giống chưa được đảm bảo... Rút kinh nghiệm từ những vụ nuôi trước, nhiều bà con nông dân không còn nuôi đồng loạt với mật độ dày nhằm tránh thiệt hại nặng về chi phí đầu tư.

Ông Trương Văn Thanh, ngụ ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, chia sẻ: "Hiện nay tôi nuôi xen canh giữa các ao để thay đổi môi trường nuôi, có thời gian cải tạo đất, nuôi thưa để khi xảy ra rủi ro cũng không thiệt hại nhiều". 

Ông Thanh cho biết thêm, kết quả thu hoạch 1 đầm tôm công nghiệp cách nay 3 tháng được 1,8 tấn tôm, kích cỡ 39 con/kg với giá 152.000 đồng/kg, cao hơn năm rồi tới 20.000 đồng/kg. Năm nay tôm trúng, giá cả tăng nên đời sống của bà con nông dân cũng phát triển hơn.

Đồng hành cùng bà con nông dân trong quá trình sản xuất, UBND xã Phong Lạc chủ động kiểm tra, thông báo tình hình thuận lợi, khó khăn về môi trường, đồng thời tuyên truyền, vận động người nuôi tôm thực hiện tốt các bước theo quy trình nuôi, đảm bảo điều kiện thả giống.

Ông Nguyễn Ngọc Hướng, Chủ tịch UBND xã Phong Lạc, thông tin: “Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các ngành chuyên môn tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật về nuôi thuỷ sản, nhất là các lớp học tại hiện trường đến người nuôi tôm; tuyên truyền, vận động bà con lựa chọn con giống đã được kiểm định chất lượng ở những nơi sản xuất có uy tín... Đồng thời, phân công cán bộ kỹ thuật của xã phụ trách địa bàn, báo cáo kịp thời tình hình tôm nuôi cũng như khi có dịch bệnh xảy ra để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho bà con nuôi tôm".

Còn đối với những xã vùng ngọt hoá, mô hình sản xuất theo cánh đồng lớn góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng lúa, giảm chi phí, tăng thu nhập trên cùng diện tích cho bà con nông dân. Hiện nay, toàn huyện có 8.971 ha trồng lúa theo cánh đồng lớn, với hơn 6.500 hộ tham gia.

Vụ lúa hè thu năm 2017, thời tiết gặp rất nhiều khó khăn từ đầu vụ cho đến cuối vụ: sạ thì gặp mưa trái mùa, lúa đang phát triển tốt thì bị rầy nâu phá hoại, đến lúc gần thu hoạch gặp mưa lớn kéo dài làm sập lúa. Vượt qua những khó khăn đó, bà con nông dân sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn vẫn thu về lợi nhuận cao từ cây lúa.  

Ông Nguyễn Văn Sinh, ngụ Ấp 4, xã Khánh Bình, cho biết "Tôi mới tham gia cánh đồng lớn lần đầu tiên trong vụ lúa hè thu 2017, thấy hiệu quả lắm. Cái gì làm cũng đồng loạt nên sản xuất thuận tiện mà giảm được nhiều chi phí. Nhờ sản xuất theo cánh đồng lớn nên tôi còn lời 1,5 triệu đồng/công".

Chung niềm vui với ông Sinh là ông Ngô Văn Mười, ấp Kinh Mới, xã Khánh Hải. Ông Mười phấn khởi cho biết: “Mấy chục năm làm ruộng, đây là lần đầu tiên tôi thấy lúa đạt năng suất cao như vậy, không dưới 50 giạ/công".

Tuy vẫn còn đó những khó khăn, thách thức nhưng với sự chỉ đạo sâu sát của các cơ quan hữu quan được cụ thể hoá bằng những giải pháp đồng bộ, cùng với tinh thần hăng say lao động của bà con Nhân dân, chỉ tiêu về thu nhập bình quân đầu người của HĐND huyện đề ra đã vượt kế hoạch./.

Kiều Oanh - Ngọc Minh 

Tags:

相关文章