当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【đội hình sc freiburg gặp hoffenheim】Ghi nhận từ những buổi toạ đàm chính sách thoát nghèo

Báo Cà Mau(CMO) Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau phối hợp cùng chính quyền và các cơ quan liên quan các cấp tiến hành toạ đàm chính sách giảm nghèo năm 2019 tại một số xã thuộc diện khó khăn. Mỗi điểm đoàn đến, bình quân có khoảng 100 hộ nghèo tham dự. Tại đó, bao câu chuyện, bao tâm tình của bà con, của chính quyền các cấp đã bày tỏ, bộc bạch.

Xã đầu tiên tôi được tháp tùng cùng Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau Trương Linh Phượng đến là Khánh Thuận, huyện U Minh.

Tại hội trường của UBND xã Khánh Thuận, gần 100 bà con là hộ nghèo có mặt từ rất sớm. Điều đó cho thấy bà con rất mong muốn gặp gỡ cán bộ chính quyền và đại diện các cơ quan chức năng để bày tỏ khát vọng thoát nghèo. Hơn chục bà con đã phát biểu, mỗi người một câu chuyện, một đề xuất, nhưng đều chung mẫu số cuộc sống đang khó khăn, mong Đảng, Nhà nước giúp đỡ.

Huyện U Minh đang phấn đấu giảm nghèo bền vững.

13 ý kiến, phát biểu của bà con ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh là 13 nguyện vọng được xin nhà ở, vì nhà hư hỏng, mùa mưa tới không chịu nổi cảnh mưa gió. Nghe bà con kiến nghị, có lẽ chuyện không đất sản xuất, thiếu vốn làm ăn của hộ nghèo nơi đây cũng na ná như những hộ nghèo ở nơi khác, song có lẽ bà con nhìn gần hơn nên yêu cầu cất nhà là cấp thiết. Trong khi đó, qua tìm hiểu của chúng tôi, biết rằng tại một ấp thuộc xã nghèo của huyện U Minh có tới 20 hộ không đất trồng trọt.

Buổi toạ đàm có Chủ tịch UBND huyện U Minh Dư Bé Ba đến dự. Trò chuyện với nhóm báo chí, ông Bé Ba phân giải với cả tấc lòng: “U Minh hiện còn hơn 4 ngàn hộ nghèo, chiếm 25% trong tổng số hộ nghèo của tỉnh. Vì vậy, là lãnh đạo huyện, chúng tôi rất day dứt, thậm chí mắc cỡ mỗi khi hội họp, các ngành đề cập đến thực trạng này".

Theo ông Bé Ba, thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện đã quyết liệt chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung xoá nghèo, gồm nhiều biện pháp như: Vận động các nhà hảo tâm giúp hộ nghèo xoá nhà lụp sụp, triển khai kịp thời đầy đủ các chính sách xoá nghèo. Đặc biệt, vận động bà con đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, để giảm hộ nghèo, huyện đối diện với rất nhiều trở ngại. Trong đó, khó khăn nhất là vốn hỗ trợ hộ nghèo. Ngân sách huyện không có, tất cả phải từ các dự án của Nhà nước, nhưng muốn có vốn, hộ nghèo phải qua nhiều thủ tục, quy trình, công đoạn. Mặt khác, hầu hết hộ nghèo không có đất sản xuất, thậm chí nhiều hộ không có nổi mảnh đất để cất nhà. Ngoài ra, nhiều bà con chưa nêu cao tính tự lực vượt khó, còn trông chờ, dựa dẫm sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

Về nguyện vọng được cấp đất của bà con, ông Dư Bé Ba cho biết, huyện U Minh không có quỹ đất. Toàn bộ diện tích rừng trong huyện, tỉnh đã giao cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh quản lý”. Giọng ông trầm lắng: “Trước đây huyện được UBND tỉnh cho triển khai dự án cấp đất cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc. Theo đó, mỗi hộ được cấp 2,6 ha đất và cất một căn nhà với số tiền 45 triệu đồng. Nhưng buồn làm sao, dự án này đã cấp được 4 hộ, sau đó cả 4 hộ đều sang nhượng đất cho người khác”.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau, cuối năm 2018, Cà Mau còn hơn 12 ngàn hộ nghèo, chiếm hơn 4% so với tổng số hộ dân trong tỉnh. Cà Mau phấn đấu năm 2019 giảm hơn 3.400 hộ nghèo. Trong số 13 giải pháp thực hiện, giải pháp hàng đầu là: "Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật về giảm nghèo, đẩy mạnh công tác tư vấn pháp lý cho người nghèo, nâng cao nhận thức, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại các chính sách của Nhà nước, phát huy nội lực, ý chí phấn đấu thoát nghèo...”.

Bà Trương Linh Phượng thì cho rằng, người Cà Mau nói chung và người nghèo nói riêng, muốn bứt phá thoát nghèo, một trong những biện pháp hiệu quả là đi lao động xuất khẩu. "Nhưng tôi nhận thấy bà con chưa quan tâm đến yếu tố này. Năm 2018, qua tuyên truyền, vận động, toàn tỉnh chỉ có 60 người đi lao động xuất khẩu, con số này chưa đạt  phân nửa chỉ tiêu của cả năm”, bà Phượng cho biết.

Đối thoại chính sách giảm nghèo tại 18 xã đặc biệt khó khăn là giải pháp thứ 2 trong số các giải pháp xoá nghèo bền vững năm 2019, được UBND tỉnh Cà Mau triển khai và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đang ráo riết thực hiện từ đầu năm đến nay. Qua mỗi buổi gặp, các cán bộ có mặt đã nắm bắt những vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo, chia sẻ nhiều câu chuyện về cảnh nghèo, đời nghèo, qua đó tư vấn, động viên bà con nghèo con đường vượt nghèo. Thế nhưng công tác giảm nghèo của Cà Mau muốn đạt kết quả thực chất là một cuộc chiến đấu cam go, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải bền bỉ và đột phá. Trong đó, vấn đề chỉ ra để người nghèo đủ dũng khí, ý chí vượt lên là hàng đầu./.

 Hồ Trúc Điệp

 

分享到: