ASEAN mong muốn mở rộng thêm thành viên tham gia Hiệp ước SEANWFZ Hoàn thiện chính sách ứng phó với tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị IMF hỗ trợ Việt Nam trong triển khai áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu |
Được tổ chức tại cung Brongniart,ỗlựcgiảiquyếtvấnđềnợchồngchấkèo bống đá Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mớ cuối tuần qua đã quy tụ khoảng 40 nhà lãnh đạo từ các nước giàu, các nền kinh tế mới nổi hàng đầu và các quốc gia dễ bị tổn thương nhất. | Các đại biểu tham gia Hội nghị. |
Tổng thống Pháp mong muốn Hội nghị sẽ vượt qua sự chia rẽ về ngoại giao và tài chính, đang được bộc lộ ngày càng sâu sắc sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay. Theo thống kê, có đến 53 quốc gia đang trong tình trạng nợ nần chồng chất hoặc sắp đến mức nợ nần chồng chất, còn chỉ số phát triển con người cũng đã giảm vào năm 2021 ở 9/10 quốc gia. Pháp đã tỏ ra rất năng động trong các cuộc vận động và một số thông báo cũng cho thấy các bên đã nỗ lực hưởng ứng các ý kiến đề xuất: Một thỏa thuận về tái cơ cấu nợ của Zambia đã được ký kết, sau khi các chủ nợ đạt được thỏa hiệp. Đây là một bước quan trọng hướng tới khuôn khổ tái cơ cấu nợ mới. Hakainde Hichilema, Tổng thống Zambia nhấn mạnh: "Các quốc gia khác chắc chắn sẽ học hỏi được từ điều này". Một hình thức đồng thuận dường như cũng xuất hiện về việc thành lập, trong các cơ quan quốc tế, một hệ thống cho phép một quốc gia bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên tạm dừng trả nợ để tập trung viện trợ cho người dân của mình. Tuy nhiên, bên cạnh một số ít những thỏa thuận đạt được, nhiều dự án còn chưa đi đến đích bởi sự mâu thuẫn vẫn còn rất lớn. G iống như Tổng thống Brazil Lula Da Silva, người đã lên tiếng chỉ trích sự thống trị của đồng USD trong các tổ chức quốc tế, một số nhà lãnh đạo đã đặt câu hỏi về hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính quốc tế lớn và yêu cầu họ phải cải cách, điều mà Mỹ đang muốn cản trở. Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Kristalina Georgieva, cũng nhắc lại rằng các hiệp định Bretton Woods khai sinh ra định chế tài chính chỉ được ký kết bởi 44 quốc gia sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong khi thế giới hiện nay đã có đến hơn 200 quốc gia giành được độc lập. Trong khoảng thời gian 80 năm, dân số thế giới đã tăng gấp ba lần và GDP thế giới đã tăng gấp mười lần. Bà nói: "Chúng ta có một thế giới giàu có hơn nhưng cũng phải đối mặt với nhiều cú sốc và chia rẽ hơn. Vậy thì thay vì làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn, hãy giúp chúng tôi làm cho các tổ chức hoạt động tốt hơn”. Nhiều cam kết mới cũng đã được đưa ra tại diễn đàn này, thay thế cho những hứa hẹn cũ vốn chẳng được thực hiện một cách nghiêm túc và khiến cho các quốc gia phương Nam rất bất mãn. Cụ thể là Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã hứa sẽ tăng năng lực của các ngân hàng phát triển đa phương thêm 200 tỷ USD (183 tỷ euro) trong vòng 10 năm, bao gồm 50 tỷ USD cho Ngân hàng Thế giới (WB). Về phần mình, do bị áp lực từ nhiều nước, IMF cũng đã buộc phải công bố rằng đã đạt được mục tiêu phân bổ lại số tiền tương đương 100 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt - một loại tiền dự trữ của IMF - từ các nước giàu sang các nước nghèo, trong đó trên 650 tỷ USD sẽ được phát hành vào năm 2023. Tuy nhiên, các tổ chức phi Chính phủ tỏ ra thận trọng với tuyên bố trên. Friederike Röder, Phó Chủ tịch Global Citizen nhấn mạnh: “Mục tiêu cũng chỉ là một lời hứa, bởi vì 100 tỷ USD này vẫn chưa được giải ngân”. Chưa thể nói là hội nghị đã thành công với mục tiêu tạo ra một Hiệp ước tài chính toàn cầu mới, song hội nghị đã bước đầu đạt được nhiều thoả thuận mang tính giải pháp hữu ích hướng tới khuôn khổ tái cơ cấu nợ mới. |