【nhận định trận as roma】Hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp: Cần tránh tâm lý ỷ lại vào ngân sách

  发布时间:2025-01-10 01:32:19   作者:玩站小弟   我要评论
Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh H.CNgày 13/3 tại Quảng Ninh, đoàn công tác Bộ Tài chính đã phối hợp với nhận định trận as roma。

bao hiem nông nghiep

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh H.C

Ngày 13/3 tại Quảng Ninh,ỗtrợphíbảohiểmnôngnghiệpCầntránhtâmlýỷlạivàongânsánhận định trận as roma đoàn công tác Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tiến hành khảo sát thực tế tại Quảng Ninh và tọa đàm với một số sở, ngành tỉnh Quảng Ninh nhằm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Bảo hiểm nông nghiệp giảm gánh nặng rủi ro

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quang Huyền, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (BH), Bộ Tài chính cho biết, quá trình triển khai thí điểm BHNN giai đoạn 2011- 2013 theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được kết quả đáng khích lệ, với 304.017 hộ nông dân và tổ chức sản xuất tham gia thí điểm; tổng giá trị được bảo hiểm (BH) là 7.747,9 tỷ đồng; tổng số phí BH là 394 tỷ đồng; tổng số tiền bồi thường BH là 712,9 tỷ đồng, đã góp phần hỗ trợ người nông dân giảm thiểu rủi ro, yên tâm sản xuất.

Ông Huyền cũng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại công văn số 9076/VPCP-KTTH ngày 24/10/2016, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định về chính sách BHNN. Đồng thời đề nghị các sở ban, ngành tỉnh Quảng Ninh đóng góp ý kiến để sớm hoàn thiện dự thảo, nhanh chóng đưa BHNN vào triển khai.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh Hoàng Công Đãng cho rằng, việc triển khai BHNN là rất cần thiết vì hiện nay, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp (NN) tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Quảng Ninh. Điển hình như trận bão lịch sử vào tháng 6/2016 đã gây thiệt hại rất lớn cho tỉnh, không chỉ thiệt hại về người mà còn thiệt hại về vất chất, hàng nghìn gia súc, gia cầm chết, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề, nhiều người nông dân thành tay trắng.

“Người nông dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm đến BH thủy sản, hiện tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả tỉnh đạt hơn 190 nghìn ha, với số tiền đầu tư rất lớn, nếu gặp rủi ro người dân sẽ vô cùng khó khăn, tiếp đến là BH cây trồng, vật nuôi”, ông Đãng cho biết thêm.

Đóng góp ý kiến về mức phí hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo theo dự thảo Nghị định, ông Đãng cho biết rất đồng tình với việc nhà nước hỗ trợ một phần phí cho người nông dân, phần còn lại để người nông dân chi trả, như vậy sẽ tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân sách, để người dân có trách nhiệm kiểm soát rủi ro khi tham gia BH.

Đồng tình với quan điểm trên nhưng Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Ninh Phạm Văn Tiêu đề nghị để mức hỗ trợ phí BHNN đối với hộ cận nghèo là 70% thay vì 75% như trong đề cương dự thảo, đối với hộ nông dân nghèo giữ ở mức hỗ trợ 90%, như vậy sẽ phù hợp với những chính sách hỗ trợ khác, trong đó có bảo hiểm thủy sản…

Phát biểu tại buổi tọa đàm, đại diện một số sở, ngành cũng đề nghị dự thảo cần mở rộng đối tượng hỗ trợ phí là nông hộ, chủ trang trại tùy thuộc vào ngân sách, vì đây là những đối tượng có điều kiện sản xuất cả về quy mô, kinh phí đầu tư, nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền BHNN

Tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo, ông Đãng cho biết khoản 2 Điều 16 về nghĩa vụ bên mua BH có quy định là phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình do các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành. Theo ông Đãng, đây là nội dung bắt buộc để hướng đến sản phẩm an toàn và sản xuất nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên sẽ khó triển khai thực hiện, đặc biệt là đối với các cá nhân, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có điều kiện về kinh tế nên khó đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích chính sách và chủ động tham gia theo đúng quy trình.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, đại diện Sở NN&PTNN cho rằng, khoản 2, Điều 34 dự thảo có nêu: Thực hiện công bố, thiên tai dịch bệnh theo quy định hiện hành và cung cấp bản sao quyết định công bố, thiên tai dịch bệnh theo đề nghị của DNBH và tổ chức, cá nhân sản xuất NN tham gia BH để làm cơ sở xem xét, giải quyết bồi thường BH. Như vậy sẽ rất khó, không phải dịch nào cũng có quyết định công bố, vì vậy cần quy định rõ hơn.

Đại diện một số sở, ngành cũng đề nghị cần sớm ban hành các hướng dẫn cụ thể quy định rõ các loại đối tượng cây trồng, vật nuôi thủy sản…, được bảo hiểm; đồng thời phân rõ trách nhiệm đối với các sở, ban, ngành tại các địa phương, trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở NN&PTNN... để triển khai thực hiện đồng bộ.

Có mặt tại buổi tọa đàm, đại diện Bảo hiểm Bảo Việt cho rằng, quản lý rủi ro, xác định giá trị thiệt hại trong sản xuất NN rất khó, đặc biệt đối với BH thủy sản, vì hiện nay người sản xuất thường mua con giống trôi nổi, không có hóa đơn chứng từ, khi cần xã xác nhận để tiến hành bồi thường thì cũng không đúng, gây tranh cãi trong các hộ dân, ảnh hưởng đến công tác bồi thường. Vì vậy việc tuyên truyền cho người dân là cần thiết, đảm bảo mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, có chứng từ, đồng thời sản xuất cần tuân theo quy trình đầy đủ để đạt năng suất cao và khi gặp rủi ro công tác bồi thường được thực hiện nhanh chóng.

Phát biểu kết thúc buổi tọa đàm, đại diện Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của địa phương để hoàn chỉnh dự thảo phù hợp với thực tiễn triển khai BHNN, đảm bảo tính khả thi để sớm đưa BHNN vào cuộc sống./.

Hồng Chi

相关文章

最新评论