当前位置:首页 > Thể thao

【leicester vs leeds】Kiên Giang: Phát huy hiệu quả kinh tế biển là nhiệm vụ chiến lược

Cùng với địa thế biển,ênGiangPháthuyhiệuquảkinhtếbiểnlànhiệmvụchiếnlượleicester vs leeds Kiên Giang đang hướng đến vai trò cầu nối của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong hội nhập kinh tếvà hợp tác khu vực.

Cáp treo nói liền từ đảo Phú Quốc đến đảo Hòn Thơm.

Phát huy lợi thế biển đảo

Vùng biển Kiên Giang rộng hơn 63.000 km2, với bờ biển dài khoảng 200 km và 143 đảo nổi, trong đó, 43 đảo có cư dân sinh sống, tạo nên 5 quần đảo giàu tiềm năng kinh tế trên mặt đại dương. Đặc biệt, đảo Phú Quốc rất giàu tài nguyên thiên nhiên và hấp dẫn nhiều loại hình du lịch quốc tế.

Biển Kiên Giang tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với trữ lượng, quy mô lớn, cho phép phát triển mạnh các lĩnh vực kinh tế biển. Kiên Giang đã được Chính phủ xác định là một trong 4 tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL theo Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Đỗ Thanh Bình cho biết, với những lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế biển quan trọng, những năm qua, kinh tế biển đã đóng góp gần 80% GRDP của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng kinh tế biển đạt bình quân trên 18%/năm. Trong đó, lĩnh vực khai thác thủy sản đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 60.000 lao động. Toàn tỉnh hiện có gần 13.000 phương tiện, sản lượng khai thác ước đạt trên 400.000 tấn. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, với nhiều loại hình nuôi cá và tôm công nghiệp và quảng canh.

Phú Quốc là nơi hội tụ rất nhiều resort phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Đến nay, tỉnh phát triển nuôi trồng thủy sản rất đa dạng theo quy hoạch, đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp và nuôi một số loại thủy sản mang lại hiệu quả cao; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 755.000 tấn (đạt 99,93% so với Nghị quyết). Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển đạt kết quả tích cực, tổ chức lại việc khai thác hải sản theo hướng giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, phát triển tàu có công suất lớn, đánh bắt xa bờ.

Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo và phối hợp với các ngành liên quan hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình trọng điểm, như Dự ánĐường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn I, tích cực hỗ trợ Dự án Đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn II, đưa điện lưới quốc gia ra các đảo có đông dân cư sinh sống, hoàn thành trục Bắc - Nam đảo Phú Quốc, một số tuyến nhánh trên địa bàn huyện Phú Quốc, hoàn thành Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, các khu công nghiệp Thuận Yên và Thạnh Lộc… Một số dự án đang gấp rút hoàn thành trong năm nay, như tuyến Quốc lộ cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đường kết hợp đê biển đoạn Rạch Giá - Hòn Đất và Rạch Giá - Tắc Cậu...

Mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Kiên Giang là tập trung đầu tưphát triển các ngành có lợi thế, tạo tiền đề để Kiên Giang sớm trở thành tỉnh mạnh về biển với tốc độ phát triển nhanh, bền vững. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa nội lực đi đôi với mở rộng hợp tác ngoài tỉnh, quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài để tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế biển.

Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư

Ông Đỗ Thanh Bình cho biết, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, trong nhiệm kỳ qua, kinh tế biển Kiên Giang có bước phát triển khá toàn diện. Đây là lợi thế vượt trội của tỉnh để xây thương hiệu biển Kiên Giang. Tỉnh đã hoàn thành phê duyệt và triển khai thực hiện nhiều quy hoạch, chương trình, đề án, dự án khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển. Công tác quy hoạch, phát triển đô thị ven biển, quy hoạch xây dựng các quần đảo du lịch Nam Du và ven bờ thành các khu du lịch mới, quản lý tài nguyên, môi trường ven biển, hải đảo được quan tâm; các ngành nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng về sản lượng và giá trị.

“Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế; gắn phát triển kinh tế biển với giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lao động, chăm sóc sức khỏe nhân dân... Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập kinh tế biển chiếm trên 80% GRDP toàn tỉnh, gấp 1,2 lần so với thu nhập bình quân toàn tỉnh”.

Ông Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

分享到: