当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bxh bd nu uc】CPI bình quân 9 tháng tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước

【bxh bd nu uc】CPI bình quân 9 tháng tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước

2025-01-10 07:59:53 [Cúp C2] 来源:Empire777

Đó là thông tin tại cuộc họp báo công bố chỉ số công bố chỉ số giá tháng 9 và quý III năm 2016 do Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) tổ chức ngày 24/9/2016 .

Theìnhquânthángtăngsovớicùngkỳnămtrướbxh bd nu uco bà Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, nguyên nhân khiến CPI trong tháng 9 tăng là do là các quyết định hành chính. Trong đó, giá dịch vụ giáo dục tăng ở 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,19% so với tháng trước, đóng góp 0,42% vào mức tăng trưởng chung của CPI tháng 9. Đây cũng là nhóm có mức tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân nữa làm tăng CPI tháng 9 năm 2016, đó là do cuối tháng 8 Việt Nam đã trúng thầu 150.000 tấn gạo xuất khẩu cho Philippin nên giá lúa gạo trong nước hồi phục sau 3 tháng (tháng 6,7,8) giảm, tuy nhiên mức tăng khá nhẹ do nguồn cung trong nước dồi dào.

Trong tháng, mưa nhiều nên giá rau tươi tăng mạnh từ 10%-15% do nguồn cung hạn chế nên đẩy chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,1% so với tháng trước.

Giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng vào ngày 19/8/2016 và ngày 5/9/2016 (giá xăng tăng 1.380 đồng /lít; giá dầu diezen tăng 720 đồng/lít); giá xăng dầu tăng làm cho chỉ số của nhóm giao thông tăng 0,55% đóng góp 0,05% vào mức tăng chung của CPI.

Từ ngày 1/9/2016 giá gas điều chỉnh tăng 6.000 đồng/bình 12kg, làm cho chỉ số giá gas tăng so với tháng trước.

Cũng trong dịp khai giảng năm học 2016-2017, nhu cầu mua sắm quần áo, mũ nón và giầy dép tăng làm cho chỉ số nhóm may mắc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14% so với tháng trước...

giá
Bà Vũ Thị Thu Thủy (ngồi thứ 2, từ bên phải) trả lời nguyên nhân khiến CPI tháng 9 và 9 tháng tăng. Ảnh: Thủy Tiên

Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 tăng đột biến đã khiến CPI 9 tháng đầu năm nay tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước, bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,34%. Bên cạnh yếu tố do sự điều hành của Chính phủ, CPI 9 tháng tăng còn do yếu tố thị trường và thiên tai, thời tiết bất lợi.

Bà Thủy cho biết, trong 9 tháng đầu năm, vào các dịp Tết Nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương, dịp lễ 30/4-1/5 và 2/9 đều được kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều tăng. Theo đó, bình quân 9 tháng đầu năm chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2015, góp phần vào mức tăng chung của CPI khoảng 0,77%...

Cùng với đó, tính đến ngày 15/9/2016, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 7 đợt tăng (vào các tháng 3,4,5,6,9), theo đó, giá xăng dầu trong quý II tăng 1,1% và quý III tăng 6,5% so với quý trước.

Hơn nữa, thời tiết 9 tháng đầu năm nay khắc nghiệt hơn năm trước, rét đậm, rét hại vào tháng 2 trên toàn miền Bắc đã ảnh hưởng đến giá rau xanh rau tươi tại các tỉnh miền Bắc khiến mặt hàng này tăng từ 15-20%.

Ngoài ra, trong tháng 4-5, tác động của khô hạn miền Trung và Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng. Bình quân giá lương thực 9 tháng vẫn tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Không những vậy, do thời tiết nóng lạnh that thường nên nhu cầu dung điện sinh hoạt tăng cao, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh những nguyên nhân tăng giá kể trên, cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI 9 tháng đầu năm nay vẫn đang nằm trong giới hạn của mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Điều này do ngành Công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiếm soát lạm phát.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổng cục Thống kê, từ nay đến hết năm 2016 có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI đó là giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu, chi tiêu dùng cuối năm...Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương và một số bộ cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.

Khánh Linh

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读