【vdqg arap】Đốc thúc bộ, ngành xác định chi phí giám định tư pháp

作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 00:29:30 评论数:

giám định tư pháp

Ảnh T.L minh họa

Bộ Tài chính cho biết,Đốcthúcbộngànhxácđịnhchiphígiámđịnhtưphávdqg arap đây cũng là nội dung cần thiết trong việc triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là đối với các bộ, ngành có đơn vị sự nghiệp công lập trong công tác giám định tư pháp.

Theo đó, để các đơn vị kịp thời thực hiện các quy định về chi phí giám định tư pháp trong các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, thông tin truyền thông theo đúng quy định về chi phí giám định tư pháp, tránh lúng túng, vướng mắc trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đề nghị các bộ khẩn trương nghiên cứu, thực hiện theo nội dung tại các văn bản hướng dẫn.

Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và hướng dẫn các tổ chức giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý xác định chi phí giám định cần bám sát các quy định của Nghị định số 81/2014/NĐ-CP đối với từng loại chi phí, và cách xác định chi phí tương ứng với từng loại hình, tổ chức giám định tư pháp.

Đồng thời, cần căn cứ vào yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ, tính chất phức tạp của các loại hình giám định...; tham khảo các mức thực tế đã thực hiện thời gian qua.

Trong đó, đối với chi phí tiền lương, thù lao: cần căn cứ vào khối lượng công việc, nội dung yêu cầu giám định, thời gian cần thiết để giám định; việc xác định mức tiền lương, thù lao thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành về chế độ tiền lương, thù lao áp dụng đối với từng loại hình tổ chức giám định.

Về chi phí khấu hao máy móc, thiết bị: cần căn cứ vào nhu cầu về các loại máy móc, thiết bị và thời gian sử dụng cần thiết cho việc giám định; chi phí khấu hao thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về khấu hao tài sản cố định. Trường hợp máy móc, thiết bị không đủ điều kiện là tài sản cố định thì thực hiện phân bổ dần vào chi phí nhưng tối đa không quá 2 năm và không quá thời gian thực tế thực hiện giám định.

Đối với chi phí vật tư tiêu hao: Được xác định theo định mức vật tư tiêu hao do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phù hợp với lĩnh vực giám định. Trường hợp chưa có quy định, hướng dẫn về định mức vật tư tiêu hao thì căn cứ các quy định có liên quan và điều kiện sử dụng vật tư phục vụ giám định để xác định mức vật tư tiêu hao.

Với chi phí sử dụng dịch vụ mua ngoài và chi phí khác (nếu có): cần căn cứ vào mức phải thanh toán theo hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ thanh toán theo quy định.

Trước đó, để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động giám định tư pháp và nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn của công tác giám định tư pháp, trong việc thực hiện “phí giám định tư pháp”, Luật Giám định tư pháp năm 2012 đã có quy định quan trọng là chuyển sang thực hiện theo cơ chế “chi phí giám định tư pháp”.

Để thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh trên; và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 215/2015/TT-BTC quy định cụ thể các nội dung về lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách cho hoạt động trưng cầu giám định, định giá, người làm chứng, người phiên dịch của cơ quan tố tụng.

Bộ Tài chính cho biết, qua quá trình thực hiện các quy định về chi phí giám định theo quy định đã tạo sự chủ động, linh hoạt cho các bộ, ngành, cơ quan giám định trong việc xác định rõ các loại chi phí giám định tư pháp, nên nhiều bộ, ngành cho rằng việc chuyển đổi sang thực hiện theo cơ chế chi phí giám định đã góp phần tạo chủ động cho đơn vị giám định và nâng cao chất lượng, hoạt động giám định tư pháp.

Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực như giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, thông tin truyền thông vẫn còn có ý kiến băn khoăn trong việc chuyển sang thực hiện chi phí giám định, do trong thời gian qua các lĩnh vực này vẫn đang vận dụng theo các Thông tư quy định về phí giám định tư pháp trong từng lĩnh vực đó.

Theo quy định của Luật Phí, lệ phí thì phí giám định tư pháp không còn trong danh mục phí do đã chuyển sang cơ chế chi phí giám định tư pháp theo quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn. Để triển khai thực hiện, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị đang thực hiện thu 12 khoản thu đã đưa ra khỏi danh mục phí, lệ phí (trong đó có phí giám định tư pháp) để thực hiện theo quy định luật chuyên ngành.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản hướng dẫn thực hiện chi phí giám định tư pháp, trong đó có đề nghị các bộ cần xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý, tạo cơ cở cho các cơ quan giám định xác định chi phí giám định theo quy định./.

Hoàng Lâm

最近更新