【đội hình psg gặp ac milan】Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Tăng trưởng kinh tế quý I/2018 cao nhất trong 10 năm

pho thu tuong truong hoa binh tang truong kinh te quy i2018 cao nhat trong 10 nam

Phó thủ tướng Trương Hoà Bình báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế-xã hội,óThủtướngTrươngHòaBìnhTăngtrưởngkinhtếquýIcaonhấttrongnăđội hình psg gặp ac milan sáng nay. Ảnh: Chinhphu.vn.

Xuất khẩu khởi sắc

Kết quả tăng trưởng CDP ấn tượng trong quý I nhờ cả 3 khu vực kinh tế đều tăng cao hơn cùng kỳ. Trong đó nông nghiệp tăng 4,05% (cùng kỳ 2,08%); công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ 4,48%); dịch vụ tăng 6,7% (cùng kỳ 6,36%).

Theo đánh giá của Chính phủ, xuất khẩu tiếp tục đà tăng mạnh, những tháng đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn đã được ký kết. Hết tháng 4, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%; cơ cấu chuyển dịch tích cực, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 21,8%.

Đặc biệt, các DN đã mở thêm thị trường xuất khẩu cho một số hàng nông sản như vú sữa, thanh long, vải, chôm chôm, thịt gà…; riêng mặt hàng gạo tăng 22,3% về lượng và 38,3% về kim ngạch, giá bán tốt hơn, có lợi cho nông dân. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,1%, chủ yếu là nhập nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xuất khẩu. Tăng cường kiểm soát hoạt động thương mại biên giới và các biện pháp phòng vệ phù hợp với cam kết quốc tế. Nhờ đó, hết tháng 4, cả nước xuất siêu 3,4 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán.

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, các điểm sáng khác của nền kinh tế trong những tháng qua có thể kể đến như: Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội quý I đạt 10,4% (cùng kỳ 9,5%); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 4 tháng ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,3%; thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng tăng, có thời điểm vượt đỉnh 10 năm (1.170 điểm), hiện đang dao động trong khoảng 1.000 - 1.100 điểm; vốn hóa thị trường cổ phiếu và trái phiếu niêm yết đạt trên 96% GDP. thu NSNN 4 tháng tăng 12,1%, đạt 33,8% dự toán...

pho thu tuong truong hoa binh tang truong kinh te quy i2018 cao nhat trong 10 nam

Hoạt động XK là một điểm sáng của nền kinh tế những tháng đầu năm 2018. Ảnh: T.Bình.

Hơn 41.000 DN thành lập mới

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ; Rà soát, có phương án cắt giảm khoảng 50% điều kiện đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực công thương, y tế, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp...; Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) bình quân đạt mức cao nhất kể từ khi thực hiện năm 2005 đến nay.

Vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường... tiếp tục được thực hiện mạnh mẽ. Trong 4 tháng đầu năm, cả nước có trên 41.000 DN thành lập mới và trên 11.000 DN hoạt động trở lại; tổng vốn đăng ký mới, bổ sung đạt trên 1,16 triệu tỷ đồng.

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; Phê duyệt Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến 2025; Ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); chấn chỉnh một bước những bất cập trong các dự án PPP, nhất là các dự án BOT giao thông;

Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải; triển khai xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các công trình trọng điểm quốc gia;

Triển khai Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp; khu công nghệ cao và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng Việt Nam; tăng cường công tác quản lý đô thị, quy hoạch hạ tầng, kiến trúc và phát triển nhà ở xã hội.

Vấn đề cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng đạt được những kết quả quan trọng...

Chỉ đạo quyết liệt vụ AVG và vi phạm đất đai tại Đà Nẵng

Một nội dung đáng chú ý được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề cập là xây dựng thể chế, cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Theo đó, công tác thanh tra được tập trung triển khai theo kế hoạch; nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, xã hội quan tâm đã được chỉ đạo quyết liệt, ban hành kết luận, được dư luận đồng tình, ủng hộ (như các vụ việc: AVG, đất đai tại Đà Nẵng…); việc xử lý sau thanh tra được tăng cường.

Công tác phòng chống tham nhũng được chú trọng; nghiêm túc triển khai các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cuộc họp của Lãnh đạo chủ chốt. Tập trung điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn, dư luận quan tâm (như vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên internet, các vụ án liên quan đến sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, Tập đoàn Dầu khí…).

Trong 4 tháng, các cơ quan chức năng tổ chức tiếp trên 82.000 lượt công dân; giải quyết trên 5.400 vụ khiếu nại, tố cáo.

Chi phí logistics, kiểm tra chuyên ngành cao

Ngoài những kết quả tích cực, Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận, tình hình kinh tế-xã hội còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức.

Trong lĩnh vực kinh tế, kinh tế vĩ mô ổn định chưa thật vững chắc. Giải ngân vốn đầu tư từ NSNN 4 tháng mới đạt 16,4% dự toán. Cân đối ngân sách trung ương khó khăn; kỷ luật tài chính - NSNN có nơi chưa nghiêm. Đặc biệt, chi phí logistics, kiểm tra chuyên ngành còn cao.

pho thu tuong truong hoa binh tang truong kinh te quy i2018 cao nhat trong 10 nam

Chính phủ nhận định, kiểm tra chuyên ngành đang là một trong những hạn chế của nền kinh tế. Trong ảnh, hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I (Hải Phòng). Ảnh: T.Bình​​​.

Bên cạnh đó, một số công trình trọng điểm chậm tiến độ và đội vốn; công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch có nơi còn bất cập; thị trường bất động sản phát triển chưa bền vững...

Chính phủ cũng đưa ra cảnh báo lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng chậm lại; chủ yếu ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị; ngành khai khoáng gặp khó khăn...

Để đạt các mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cơ cấu lại NSNN theo hướng tăng dần tỉ trọng thu nội địa, tỉ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; bảo đảm chi an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và quốc phòng, an ninh theo dự toán...

Đặc biệt, sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ; tập trung phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics...

Đồng thời, cơ cấu lại các lĩnh vực vận tải, tập trung tăng cường kết nối, phát triển hài hòa các phương thức vận tải, giảm giá thành, nâng cao chất lượng dịch vụ. Ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp giảm chi phí logistics; kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông...

Cúp C1
上一篇:Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
下一篇:Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024