当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ket qua kawasaki】Không nên quy định chồng chéo nhiệm vụ của Biên phòng với Hải quan

【ket qua kawasaki】Không nên quy định chồng chéo nhiệm vụ của Biên phòng với Hải quan

2025-01-26 00:44:30 [World Cup] 来源:Empire777
khong nen quy dinh chong cheo nhiem vu cua bien phong voi hai quanỦy ban Quốc phòng- An ninh: Làm rõ nhiệm vụ chủ trì,ôngnênquyđịnhchồngchéonhiệmvụcủaBiênphòngvớiHảket qua kawasaki phối hợp giữa Biên phòng và Hải quan
khong nen quy dinh chong cheo nhiem vu cua bien phong voi hai quanĐộc giả đề nghị quy định rõ trách nhiệm của Biên phòng ở khu vực cửa khẩu
khong nen quy dinh chong cheo nhiem vu cua bien phong voi hai quanNhiều điểm chưa rõ ràng, gây chồng chéo thẩm quyền giữa Biên phòng với Hải quan
khong nen quy dinh chong cheo nhiem vu cua bien phong voi hai quan
Luật Hải quan quy định: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải... Trong ảnh: cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, Cao Bằng. Ảnh: T.Bình

Qua 5 dự thảo vẫn có những quy định chưa rõ ràng

Theo Tổng cục Hải quan, qua rà soát, cơ quan Hải quan nhận thấy dự thảo (lần 5) Luật Biên phòng Việt Nam quy định chưa rõ ràng về đối tượng kiểm tra, kiểm soát của Biên phòng. Đó là, kiểm soát xuất nhập cảnh “người” hay bao gồm cả “người và phương tiện”?.

Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 25/3/2020, khi cho ý kiến về dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh cũng dẫn chứng nhiều ý kiến nói về sự chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành và dễ gây hiểu lầm trong dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.

Ngoài ra, trong dự thảo còn trùng chéo với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan đã được quy định tại Luật Hải quan.

Cụ thể, khoản 4 Điều 14 dự thảo Luật quy định nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng “Kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩudo Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật” và khoản 3 Điều 15 Dự thảo Luật quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng “Áp dụng các hình thức... kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩutheo quy định của pháp luật”;

Tuy nhiên, căn cứ Luật Hải quan, trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan dẫn chứng, về chức năng, nhiệm vụ, Điều 1, Điều 2, Điều 12, Điều 35, Điều 88 Luật Hải quan giao cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất, nhập cảnh, quá cảnh.

Về địa bàn hoạt động hải quan, Điều 7 Luật Hải quan quy định trong địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan.

Phạm vi địa bàn đã được xác định cụ thể, chi tiết tại Nghị định số 01/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP).

Về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện, Điều 16 Luật Hải quan quy định hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan (mở tờ khai, xuất trình hồ sơ đối với phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu), chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Từ những phân tích trên, Tổng cục Hải quan nêu quan điểm: Việc quy định 2 cơ quan cùng thực hiện một nhiệm vụ không đáp ứng yêu cầu Đảng, Nhà nước đặt ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đáng chú ý, trong Nghị quyết nêu trên nhấn mạnh giải pháp “Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính”.

Cùng với đó, tại Nghị Quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ quy định việc thực hiện những giải pháp, nhiệm vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng “Bãi bỏ quy định Bộ đội Biên phòng kiểm tra, giám sát hồ sơ và hàng hóa xuất nhập khẩu tại Điều 12 Thông tư số 9/2016/TT-BQP, đảm bảo phù hợp với Luật Hải quan; đồng thời nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi Điều 9 Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng”.

Tránh tình trạng Biên phòng cũng làm thủ tục xuất nhập khẩu

Ngoài các quy định pháp lý dẫn trên, Tổng cục Hải quan tiếp tục phân tích về bất hợp lý của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam trong thực tiễn quản lý.

Theo đó, đối với hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hóa đều được chuyên trở trên các phương tiện và phương tiện, hàng hóa phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

“Việc dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam không xác định rõ đối tượng kiểm tra, giám sát của Biên phòng thì khi thực hiện sẽ dẫn đến tình trạng 2 cơ quan (Hải quan, Biên phòng) cùng thực hiện một nhiệm vụ (cùng làm thủ tục cho 1 phương tiện xuất nhập cảnh). Điều này phát sinh thêm thủ tục hành chính, kéo dài thời gian thông quan, phiền hà cho doanh nghiệp, phát sinh thêm chi phí (vì cơ quan Hải quan đã làm thủ tục hải quan và Biên phòng lại làm thủ tục nữa), không phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về cải cách bộ máy và cải cách thủ tục hành chính”- Văn bản của Tổng cục Hải quan nêu.

Thêm một nội dung đáng chú ý, Bộ Quốc phòng đã phải bỏ quy định về kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại Thông tư số 09/2016/TT-BQP theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị Quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017.

Bên cạnh đó, với quy định trong dự thảo, trường hợp phát sinh buôn lậu, gian lận thương mại thì không xác định được trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Nhà nước.

Từ các quy định pháp lý và thực tiễn nêu trên, Tổng cục Hải quan đề nghị sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam như sau:

Khoản 4 Điều 14 dự thảo Luật đề nghị sửa thành “Kiểm soát ngườixuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý theo quy định của pháp luật; Kiểm soát phương tiện xuất nhập cảnh tại khu vực biên giới ngoài địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật;

Khoản 3 Điều 15 Dự thảo Luật quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng “kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới ngoài địa bàn hoạt động hải quan” hoặc bỏ nội dung này vì khoản 2 Điều 15 đã quy định quyền hạn của Bộ đội Biên phòng “Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; tác chiến trong khu vực phòng thủ”để tránh nhầm lẫn, trùng chéo với thẩm quyền của cơ quan Hải quan.

Quá trình xây dựng dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, Bộ Tài chính đã có văn bản 148/BTC-VI ngày 4/1/2019 và văn bản 11493/BTC-VI ngày 27/9/2019 khi tham gia ý kiến dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.

Trong văn bản này, Bộ Tài chính đã có ý kiến: việc quy định như dự thảo đang chồng lấn với nhiệm vụ kiểm soát phương tiện do cơ quan Hải quan chủ trì thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tại Báo cáo thẩm định số 266/BCTĐ-BTP ngày 19/12/2019 của Bộ Tư pháp khi xem xét tính hợp hiếp, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật cũng nêu rõ: Hiện nay, hệ thống pháp luật hiện hành đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định cụ thể và quy định liên quan đến hoạt động biên phòng như Luật Biên giới quốc gia, Luật Hải quan... Do đó, các quy định tại dự thảo cần được rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy định liên quan.

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读