Fed tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2001
Không nằm ngoài dự đoán,ănglãisuấtlênmứccaonhấtkểtừnăkết quả zenit Fed nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 26/7 đã quyết định nâng lãi suất cho vay chuẩn thêm 25 điểm cơ bản (tương đương 0,25 điểm %).
Mức tăng lãi suất trên được công bố sau cuộc họp chính sách kéo dài hơn 2 ngày của Fed. Không nằm ngoài dự đoán, lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện trong khoảng 5,25 - 5,5%. Đây là mức lãi suất chuẩn cao nhất kể từ năm 2001.
Đây là lần tăng lãi suất thứ 11 kể từ khi Fed bắt đầu cuộc chiến chống lạm phátvào tháng 3/2022. Hiện thị trường đang theo dõi các dấu hiệu và dự đoán, đây có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng, trước khi các quan chức Fed tạm dừng để cân nhắc những đợt thắt chặt chính sách trước đó có tác động như thế nào đến điều kiện kinh tế.
Trong cuộc họp báo sau quyết định nâng lãi suất, Chủ tịch Fed - Jerome Powell nhấn mạnh, một đợt tăng lãi suất khác vẫn là một lựa chọn, nếu nền kinh tế phục hồi sức mạnh và duy trì áp lực tăng giá.
"Tăng trưởng mạnh hơn có thể dẫn đến lạm phát cao hơn theo thời gian và điều đó sẽ đòi hỏi một phản ứng thích hợp đối với chính sách tiền tệ", ông Powell cho biết.
Trong cuộc họp tháng 6, các nhà hoạch định chính sách cho biết, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay. Tuy nhiên, thị trường đang cho rằng Fed có thể sẽ không thực hiện đợt tăng lãi suất nào nữa từ nay đến cuối năm.
Thông báo sau cuộc họp không tiết lộ nhiều về động thái trong tương lai của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC).
Theo CNBC, "Ủy ban sẽ tiếp tục đánh giá thêm thông tin và tác động của chúng với chính sách tiền tệ." FOMC nhắc lại cách tiếp cận sẽ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế như các quan chức ngân hàng trung ương đã chỉ ra trong thời gian gần đây. "Khi xác định mức độ điều chỉnh chính sách để phù hợp với việc đưa lạm phát trở lại 2%, ủy ban sẽ xem xét tác động của các đợt thắt chặt chính sách tiền tệ và độ trễ khi tác động đến hoạt động kinh tế, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tài chính".
Lạm phát tại Mỹ vài tháng gần đây chậm lại. Đây là tín hiệu đáng mừng cho cả người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thông báo của Fed khẳng định "lạm phát vẫn tăng cao" và cơ quan này "vẫn rất quan tâm đến rủi ro lạm phát". Các nhà đầu tư thì vẫn đang đặt cược vào khả năng Fed sớm ngừng nâng lãi và Mỹ sẽ hạ cánh mềm, một kịch bản trong đó là lạm phát về 2% mà không khiến nền kinh tế giảm tốc mạnh.
Dù vậy, Fed nhấn mạnh họ sẽ quyết định dựa trên số liệu và điều chỉnh theo từng phiên họp. Cuộc họp tiếp theo của Fed sẽ diễn ra vào tháng 9.
Số liệu giá tiêu dùng tháng 6 cho thấy, lạm phát giảm xuống còn 3% so với mức cao nhất là 9,1% vào năm ngoái, các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về việc lạm phát lõi giảm chậm. Họ chỉ ra, lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng vẫn tăng cao do thị trường lao động nóng lên.
Các nhà dự báo cho rằng số liệu GDP quý II công bố ngày 27/7 sẽ đạt 1,8%. Một số nhà kinh tế trên Phố Wall đã loại bỏ quan điểm về khả năng xảy ra suy thoái trong năm nay, do hoạt động kinh tế tiếp tục mạnh lên cùng áp lực giá cả.