Khi nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần,ềuthiệtthikhingườilaođộngnghỉviệcvchờrtbảohiểmxhộimộtlầkq bd thuy dien người lao động sẽ thiệt thòi rất nhiều, bởi không có lương hưu hàng tháng và không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để chăm sóc sức khỏe. Ngành chức năng khuyến cáo người lao động cần cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định nhận BHXH một lần. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 11.386 người nhận BHXH một lần. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc BHXH tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động quyết định nhận BHXH một lần, song cơ bản vẫn là đời sống khó khăn và chưa hiểu đầy đủ về vai trò, vị trí quan trọng của BHXH như là “của để dành” do Nhà nước thực hiện để chăm lo cho người dân khi về già. Theo quy định tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương hàng tháng. Trong đó, người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14%. Khi quyết định nhận BHXH một lần thì số tiền người lao động nhận được sẽ ít hơn nhiều so với số tiền đã đóng vào Quỹ BHXH. Cụ thể, một năm mức đóng BHXH bằng 2,64 tháng lương, trong khi người lao động chỉ nhận được số tiền tương ứng 1,5 tháng lương cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng lương cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Như vậy, người lao động mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm. Còn nếu nhận lương hưu mỗi năm người lao động nhận được 12 tháng mức bình quân, ngoài ra còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân. Ngoài ra, lương hưu không hưởng cố định mà điều chỉnh tăng theo chỉ số giá và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm. Chính vì vậy, giữa 2 người cùng có điều kiện về thời gian và mức đóng BHXH, cùng độ tuổi thì tổng lợi ích bằng tiền của người hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng BHXH một lần. Để giữ chân người lao động trong hệ thống an sinh, hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Giám đốc BHXH tỉnh, chia sẻ: “Nếu trong thời điểm khó khăn người lao động không thể tham gia BHXH thì mọi người có thể bảo lưu thời gian đóng. Khi có đủ điều kiện thì tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện cho đủ số năm còn thiếu để đủ điều kiện nhận lương hưu hàng tháng và được cấp thẻ BHYT với mức hưởng là 95% chi phí khám, chữa bệnh trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe khi về già”. Rõ ràng chính sách BHXH đem lại cho người lao động những lợi ích rất lớn. Để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo Luật BHXH đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như: giảm điều kiện hưởng lương hưu (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; hưởng BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt… Bên lề Nghị trường Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang đã bày tỏ quan điểm và những đóng góp xoay quanh chủ đề “nóng” - Công nhân lao động nghỉ việc chờ rút BHXH một lần. Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang. Ảnh NVCC Phó trưởng Đoàn Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang Lê Thị Thanh Lam nêu quan điểm: “Tôi tán thành đưa phương án 2 vào Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) vì phương án này đáp ứng được nhu cầu nhận BHXH một lần của người lao động trong thời điểm cần thiết, song cũng đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự ổn định của hệ thống và quyền lợi của người lao động trong thời gian dài. Với phương án này, thứ nhất sẽ giữ chân được người lao động ở lại với hệ thống BHXH và khi kết hợp với các giải pháp khác sẽ tiến gần hơn tới mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân. Thứ hai, người lao động khi tiếp tục tham gia BHXH sẽ được cộng nối thời gian đóng để hưởng chế độ BHXH với quyền lợi hưởng cao hơn, người lao động có động lực hơn để tiếp tục tham gia, tích lũy quá trình đóng để đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động có nhiều cơ hội hơn đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu. Hiện nay đang diễn ra tình trạng người lao động nghỉ việc và chờ rút BHXH một lần. Rõ ràng, đây là một thực trạng đáng lo ngại. Khoan hãy bàn đến các ảnh hưởng vĩ mô khác, mà tôi muốn nói đến 5 thiệt thòi rất cụ thể của người lao động bao gồm: Thứ nhất, sẽ mất cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng, nguồn thu nhập hữu ích ổn định khi về già. Người tham gia BHXH khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế chứ không phải là mức lương hưu cố định khi có quyết định nghỉ hưu. Thứ hai, người lao động sẽ mất cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh BHYT, chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt, mức BHYT dành cho người đang hưởng lương hưu được chi trả đến 95%, ưu việt hơn mức 80% của BHYT tự nguyện. Thứ ba, thân nhân của người lao động không được hưởng chế độ tử tuất khi không may người lao động qua đời. Nếu người đang hưởng lương hưu không may qua đời thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu qua đời... Thứ tư, số tiền người lao động nhận BHXH một lần sẽ thiệt thòi hơn so với số tiền đã đóng vào quỹ BHXH. Thứ năm, người lao động tham gia đóng BHXH đủ số năm theo quy định sẽ được hưởng lương hưu, nghỉ việc khi chưa đến tuổi hưu có thể bảo lưu quá trình đóng để khi đến tuổi hưu được hưởng chế độ hưu trí. Đối với Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) lần này, tôi sẽ tham gia một số ý kiến với nhiều nội dung, trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến nội dung về BHXH một lần được quy định tại Điều 70 của Dự thảo Luật. Tôi mong muốn quan tâm đến hướng đảm bảo, quyền lợi cao nhất cho người lao động, cũng như người dân tham gia BHXH tự nguyện, thiết kế chính sách ưu đãi để nhiều người tin tưởng và tham gia BHXH ngày càng đông hơn, bao phủ BHXH toàn dân, để người dân yên tâm khi về già”. Theo Tạp chí Lao động và Công đoàn |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |