【nhan dinh bong da hom】Năm 2021: Lượng hàng hóa thông qua cảng biển ước đạt hơn 703 triệu tấn

Hàng hóa thông qua cảng biển đang vào đà tăng
Lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong quý I vẫn tăng 8,ămLượnghànghóathôngquacảngbiểnướcđạthơntriệutấnhan dinh bong da hom4%
6 tháng, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng 13%
Hàng hóa thông qua cảng biển tăng trưởng mạnh
Nhiều giải pháp không để ùn tắc hàng hóa tại cảng biển đã được Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) triển khai thời gian qua.
Nhiều giải pháp không để ùn tắc hàng hóa tại cảng biển đã được Tổng cục Hải quan triển khai thời gian qua, nhờ đó hàng hoá thông qua cảng biển đã có sự tăng trưởng mạnh.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2021 dù hoạt động hàng hải chịu tác động lớn từ dịch Covid-19, nhưng tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam vẫn ước đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 184 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt gần 303 triệu tấn, tăng 5%. Riêng hàng container ước đạt gần 24 triệu TEUs, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có sự khởi sắc trong đại dịch, ước đạt 156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam ước đạt hơn 3 triệu Teus, tăng tới 12% so với năm trước.

Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời,...

Đáng chú ý, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam vận tải cũng có nhịp tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.

Đánh giá về kết quả trên, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho rằng, nhờ hệ thống cảng rộng khắp mà chúng ta hình thành được mạng lưới vận tải ven biển nội địa, góp phần kéo giảm số lượng hàng hóa bằng đường bộ, giảm áp lực cho đường bộ, phát huy lợi thế phương thức vận tải khối lượng lớn, giá thành rẻ, thân thiện môi trường. Cũng nhờ hệ thống cảng biển phát triển, từ Việt Nam, hàng hóa đã có thể xuất khẩu trực tiếp trên các tuyến vận tải biển đi các nước nội Á. Nhờ có sự đột phá về cảng biển, năng lực đón tàu lớn nhất trên thế giới của cảng biển, chúng ta đã có được tuyến vận tải biển xa từ các cảng cửa ngõ như: Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải đi bờ Tây, bờ Đông nước Mỹ, châu Âu.

"Sự hiệu quả trong khai thác cảng biển đã giúp Việt Nam thu hút được khoản tiền đầu tư rất lớn từ nguồn xã hội hóa. Trong tổng số 250.000 tỷ đầu tư vào kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm qua, nguồn vốn xã hội hóa huy động được chiếm tới 84%. Một kết quả đáng mừng trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết thêm.

Trong thời gian tới, ngân sách nhà nước tiếp tục được xác định sử dụng đảm bảo một phần đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, tập trung vào khu vực Cái Mép - Thị Vải, trọng tâm là Cái Mép Hạ; khu vực Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn và cảng Trần Đề. Hạ tầng bến cảng sẽ tiếp tục thu hút vốn ngoài ngân sách và nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải lựa chọn được nhà đầu tư tốt nhất.

La liga
上一篇:Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
下一篇:Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại