Sáng tạo,ảicáchhànhchínhngànhTàichínhMộtbàntaykhôngthểvỗthànhtiếlịch bóng đá europa league linh hoạt
Tính đến 30-11-2016, Bộ Tài chính đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến đối với 906 TTHC thuộc chức năng quản lý, trong đó mức độ 3 là 105 thủ tục và mức độ 4 là 180 thủ tục. |
Cũng đến hết tháng 11-2016, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, ban hành 16 Quyết định chuẩn hóa 908 thủ tục hành chính (TTHC) trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Bộ Tài chính. Đặc biệt, Bộ Tài chính đã rà soát và đề xuất phương án đơn giản hóa đối với 91 TTHC, giấy tờ công dân; bãi bỏ 17 tờ khai và 16 TTHC. Động thái này dự kiến sẽ giúp người dân và DN tiết kiệm hơn 5,1 tỷ đồng/năm.
Trong công tác hiện đại hóa, các đơn vị hệ thống thuộc Bộ Tài chính tiếp tục triển khai tích cực việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử. Tính đến 15-11-2016, Hệ thống VNACSS/VCIS có trên 69,39 nghìn DN tham gia với tổng số kim ngạch XNK đạt 298,44 tỷ USD và tổng số tờ khai XNK là 8,36 triệu tờ khai. Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 10/14 bộ, ngành với 36 TTHC, xử lý trên 204 nghìn bộ hồ sơ hành chính với sự tham gia của hơn 8,2 nghìn DN.
Hệ thống khai thuế qua mạng đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố, với 564.488 DN tham gia sử dụng dịch vụ, đạt 99,64% số DN đang hoạt động trên cả nước; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận và xử lý đến nay là hơn 35,4 triệu hồ sơ.
Đánh giá về hoạt động CCHC năm 2016 của ngành Tài chính, ông Ngô Hữu Lợi - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho rằng: Bộ Tài chính có nhiều nội dung cải cách và cải cách một cách đồng bộ và toàn diện, nội dung nào cũng quan trọng nhưng vẫn có thể chỉ ra một vài điểm đột phá. Trước hết đó là đẩy mạnh cải cách thể chế với cách làm sáng tạo và linh hoạt, ví dụ như đề xuất một luật sửa nhiều luật, qua đó vừa tạo cơ sở pháp lý cho đơn giản hóa thủ tục hành chính, cho công tác hiện đại hóa vừa tạo thuận lợi cho người dân và DN. Bên cạnh đó, việc cải cách được thực hiện thông qua đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm, sang hậu kiểm. Điều này tuy gia tăng áp lực, trách nhiệm lên cơ quan quản lý nhưng lại tạo thuận lợi cho người dân và DN.
Ngăn chặn tiêu cực
Tuy vẫn có nhiều con số đáng kể để liệt kê trong năm 2016, song không thể phủ nhận quá trình cải cách nói chung và CCHC nói riêng càng về sau càng khó khăn và không còn nhiều dư địa bên cạnh những khó khăn, trở ngại vốn có. Là một Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, phạm vi quản lý rộng từ Trung ương tới địa phương nên CCHC trong lĩnh vực Tài chính cũng không năm ngoài quy luật đó.
Để CCHC đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, theo ông Ngô Hữu Lợi, trước tiên, cần phải có sự nỗ lực và đồng hành của cơ quản quản lý với người dân, DN vì “một bàn tay không thể vỗ thành tiếng”. Cùng với việc cơ quan hành chính Nhà nước cải cách về thể chế, chuyển đổi phương thức quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính thì DN cũng cần phải nắm rõ sự thay đổi đó để thực hiện và có sự điều chỉnh phù hợp. Cơ quan hành chính thực hiện việc hiện đại hóa thì DN cũng phải đáp ứng được về hạ tầng công nghệ để có thể kết nối và thực hiện. “Là người chịu tác động của việc cải cách, hơn ai hết người dân và DN là người chỉ ra các bất cập, đưa ra các sáng kiến và góp ý vào việc sửa đổi hoặc ban hành chính sách mới đồng thời vào cuộc để giám sát việc thực hiện của cơ quan quản lý, qua đó nâng cao hiệu quả CCHC” - ông Lợi nhấn mạnh.
Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, do phạm vi quản lý rộng nên để CCHC tốt cần phải tiến hành đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, đồng thời phải toàn diện tất cả các khâu từ cải cách thể chế, cải cách TTHC đến hiện đại hóa, ứng dụng CNTT. Ngoài ra, lĩnh vực Tài chính liên quan tới nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của bộ, ngành khác nên công tác CCHC cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các đơn vị này.
Cùng với đó, ngành Tài chính vẫn sẽ tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; nghiên cứu, xây dựng đầy đủ các chương trình, kế hoạch thực hiện xuyên suốt trong năm 2017; tập trung nguồn lực để triển khai có hiệu quả các Luật, Nghị quyết đã được thông qua; nghiên cứu các cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Cuối cùng, vấn đề cốt lõi để cải cách thành công là ở người thực thi công vụ. Chính vì vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức công vụ. Giải pháp này sẽ giúp CCHC thực sự đi vào cuộc sống và ngăn chặn, xử lý những tồn tại, hạn chế, thậm chí là tiêu cực của CBCC khi thi hành công vụ.