【pumas unam vs】Ung thư vú giữa đại dịch COVID
Một chiến dịch nhằm kêu gọi nâng cao nhận thức về căn bệnh ung thư vú. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các chiến dịch nâng cao nhận thức về ung thư vú của năm 2020 chủ yếu được chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội và hình thức trực tuyến,ưvúgiữađạidịpumas unam vs trong bối cảnh hầu hết các quốc gia hiện đang thực hiện cách ly xã hội giữa đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, khi các quốc gia vẫn đang chiến đấu với sự bùng phát nguy hiểm của COVID-19 và trong khi một số quốc gia thậm chí đang phải chuẩn bị để đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 2, các chiến dịch nâng cao nhận thức về ung thư vú trong năm nay không còn rầm rộ như những năm trước.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1,38 triệu ca mắc mới và hơn 400.000 ca tử vong do ung thư vú. Cho đến nay, ung thư vú là dạng ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ trên toàn thế giới, cả ở những quốc gia phát triển và đang phát triển.
Trong khi đó, WHO cũng lưu ý rằng, phần lớn các ca tử vong xảy ra ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi hầu hết phụ nữ mắc bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Điều này có lẽ là do sự thiếu nhận thức về phát hiện sớm và những rào cản đối với các dịch vụ y tế.
Đáng chú ý, ung thư vú hiện đang là một vấn đề chăm sóc sức khỏe lớn trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2018, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Malaysia (CRM) tuyên bố, Malaysia là quốc gia ghi nhận một trong những tỷ lệ sống sót sau ung thư vú thấp nhất trong khu vực, khi tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ ở mức 49%, so với 92% ở Hàn Quốc, 80% ở Singapore, hơn 70% ở Trung Quốc, và 52% ở Ấn Độ.
“Tỷ lệ sống sót thấp phần lớn là do căn bệnh biểu hiện muộn, khoảng 50% bệnh nhân tìm cách điều trị ở giai đoạn 3 và 4, khi căn bệnh này trở nên khó điều trị hơn. Tỷ lệ sống sót thấp cũng do việc tuân thủ điều trị được khuyến nghị kém”, bà Teo Soo Hwang, đến từ CRM cho hay.
Tuy nhiên, một chỉ số gần đây do Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) công bố cho thấy, Australia, Hàn Quốc và Malaysia là những quốc gia chuẩn bị sẵn sàng nhất để đối phó với gánh nặng của nhiều ca ung thư hơn.
Bên cạnh đó, WHO cũng khẳng định: “Phát hiện sớm căn bệnh này vẫn là nền tảng của việc kiểm soát ung thư vú. Khi ung thư vú được phát hiện sớm, và nếu được chẩn đoán và điều trị thích hợp thì rất có cơ hội chữa khỏi ung thư vú”.
Đại dịch COVID-19
Một báo cáo truyền thông cho rằng, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm phức tạp thêm vấn đề ung thư vú, khi bệnh nhân tránh đến bệnh viện vì lo sợ bị nhiễm COVID-19. Ngoài ra, các bệnh viện và trung tâm y tế cũng có quá nhiều bệnh nhân COVID-19, khiến những người cần các hình thức chăm sóc y tế khác phải “gác lại”.
Ngoài ra, việc điều trị và phẫu thuật ung thư bị chậm trễ và hoãn lại do các biện pháp phong toả nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng đã được báo cáo ở những quốc gia khác như Ấn Độ và Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, nhiều phụ nữ cũng không đi kiểm tra nhũ ảnh trong những tháng gần đây, do lo sợ nhiễm COVID-19.
Trong thời điểm mà hoạt động nghiên cứu đóng vai trò quan trọng, các nhà khoa học nghiên cứu về ung thư cũng bị ảnh hưởng, bởi đại dịch hiện đang khiến các nghiên cứu phải tạm dừng, kể từ khi bắt đầu bùng phát.
Tuy nhiên, khi những biện pháp hạn chế đang dần được nới lỏng ở nhiều quốc gia, có lẽ đã đến lúc phụ nữ nên đi chụp nhũ ảnh và kiểm tra sức khỏe liên quan.
Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/841e298564.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。