Vốn điều lệ của Agribank thấp nhất trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước
Trong nhiều năm qua tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Agribank bị suy giảm do tốc độ tăng vốn điều lệ luôn thấp hơn tốc độ tăng tổng tài sản. Mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính,ínhphủđềxuấtcấpbổsungtỷđồngvốnđiềulệbxh han quoc nhưng Agribank vẫn chưa đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực Basel II có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Theo Tờ trình của Chính phủ, hiện nay, quy mô vốn điều lệ của Agribank tính đến thời điểm 31/12/2022 là 34.446 tỷ đồng, ở mức thấp nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn Nhà nước và nhỏ hơn nhiều so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác như Techcombank, MB, VPbank...
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn trình bày tờ trìn |
Việc tăng vốn điều lệ cho Agribank sẽ góp phần giúp ngân hàng này bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8%) theo quy định; củng cố mức tín nhiệm do các tổ chức tín nhiệm quốc tế xếp hạng; được tăng thêm vốn điều lệ thì Agribank mới có khả năng mở rộng hoạt động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mức vốn Chính phủ đề nghị cấp bổ sung cho Agribank là 17.100 tỷ đồng.
Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí về sự cần thiết của việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank với những lý do như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ.
Để đáp ứng các tỷ lệ an toàn quy định tại Thông tư số 41, Chính phủ cho biết Agribank cần phải bổ sung mức vốn tự có là 46.798 tỷ đồng, trong đó Chính phủ dự kiến: Bổ sung dự kiến từ lợi nhuận sau thuế năm 2022, 2023 là 13.440 tỷ đồng; bổ sung từ lãi trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, tăng trích lập dự phòng chung là 1.713 tỷ đồng; phát hành trái phiếu tăng vốn tự có cấp 2 là 14.600 tỷ đồng; Cấp bổ sung vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước là 17.100 tỷ đồng (tương ứng số lợi nhuận ước tính còn lại nộp ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2023).
Lợi nhuận Agribank nộp ngân sách nhiều hơn số vốn đề nghị cấp
Về nguồn cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank, Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 đã phân bổ 6.753 tỷ đồng từ nguồn đầu tư phát triển. Số còn lại (10.347 tỷ đồng) Chính phủ dự kiến bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật và thực hiện chuyển cấp trong năm 2024.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại phiên họp thẩm tra, năm 2021 Agribank đã nộp ngân sách 3.254 tỷ đồng; năm 2022 nộp 7.203 tỷ đồng; hết quý I/2023 nộp 2.872 tỷ đồng. Dự kiến năm 2023 nộp ngân sách khoảng 8.600 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2023 khoảng 19.057 tỷ đồng. Như vậy, số lợi nhuận Agribank nộp ngân sách vượt khoảng 1.957 tỷ đồng so với phương án đề xuất bổ sung tăng vốn 17.100 tỷ đồng. |
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất nêu trên của Chính phủ, cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank số tiền 17.100 tỷ đồng nhằm giúp ngân hàng này nâng cao năng lực tài chính, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định và cho rằng theo quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công, việc cấp vốn điều lệ cho Agribank không thuộc đối tượng đầu tư công nên không thể sử dụng nguồn vốn đầu tư công để bố trí tăng vốn.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ tính khả thi của đề xuất trong bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách nhà nước, doanh thu và lợi nhuận của Agribank có thể không đạt được như kỳ vọng; xác định nguồn cụ thể bố trí còn lại của ngân sách nhà nước (10.347 tỷ đồng); bố trí phương án xử lý trong trường hợp số nộp ngân sách của Agribank trong năm 2023 không đạt như dự kiến; khả năng phát hành thành công trái phiếu; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Agribank (17.100 tỷ đồng), cũng như khả năng đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn sau khi Quốc hội quyết định chủ trương.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Phạm Đức Ấn trình bày tại phiên họp. |
Một số ý kiến cho rằng số vốn điều lệ cấp bổ sung cho Agribank là 6.753 tỷ đồng đã được giao tại Nghị quyết số 70/2022/QH15. Do đó, đề nghị Chính phủ làm rõ trong Tờ trình chỉ cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là 10.347 tỷ đồng. Nghị quyết này nếu được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là 17.100 tỷ đồng trên cơ sở cả nghị quyết này và Nghị quyết số 70/2022/QH15.
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu việc bổ sung vốn trước hết cần tuân thủ 2 luật là Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69). Trong đó, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước thì dù chỉ 1 đồng thì Quốc hội cũng phải có nghị quyết để quyết định và phải có dự toán. Còn việc đầu tư bổ sung vốn cho ngân hàng hay tổ chức có vốn nhà nước thì theo Luật số 69.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ nội dung trình Quốc hội quyết định. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tổng mức vốn bổ sung cho Agribank hay chỉ quyết định phần vốn từ nguồn ngân sách nhà nước. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục báo cáo làm kỹ, báo cáo rõ, đề nghị Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước có thêm ý kiến.
Sau khi các cơ quan báo cáo, các thành viên UBTVQH thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp cho biết, UBTVQH thống nhất bổ sung vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2023 nội dung trình Quốc hội quyết định chủ trương bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Agribank. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo thuyết minh kỹ càng, thuyết phục hơn, đánh giá kỹ tác động đến cân đối ngân sách, cân đối nguồn thu, tháo gỡ các vướng mắc để tái cơ cấu, cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Agribank.