当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả anh b】Bí thư Hà Nội: Hạn chế xe cá nhân, khó vẫn phải làm 正文

【kết quả anh b】Bí thư Hà Nội: Hạn chế xe cá nhân, khó vẫn phải làm

来源:Empire777   作者:World Cup   时间:2025-01-10 15:26:25

 - Trao đổi với báo chí bên hành lang QH chiều nay,íthưHàNộiHạnchếxecánhânkhóvẫnphảilàkết quả anh b Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định: "Việc hạn chế xe cá nhân, khó nhưng vẫn phải làm". 

Dự kiến đầu tháng 7/2017, HĐND TP Hà Nội sẽ bàn về dự thảo nghị quyết tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030. 

Theo đó, Hà Nội sẽ đưa ra lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, tiến tới dừng hoạt động xe cá nhân trong nội thành vào năm 2030.

{ keywords}

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải. Ảnh: Minh Quang

Thưa ông, tháng 7 tới, HĐND TP Hà Nội sẽ họp, có xem xét vấn đề hạn chế xe máy, tiến tới cấm xe máy trong nội thành, các chuyên gia nói đây là việc khó, ông thấy sao?

Những năm vừa qua phương tiện đường bộ đã tăng 16-18%, ô tô cũng có vấn đề chứ không chỉ hạn chế xe máy là xong. 

Hạ tầng vận tải công cộng TP phải cố gắng đáp ứng. Từ nay đến 2020 TP sẽ tăng thêm 62 tuyến xe buýt. Hiện nay Hà Nội đang bù giá cho xe buýt là 1.000 tỷ đồng, tới đây số bù giá còn lên tới 2.000 tỷ đồng nhưng vẫn phải làm. Đối với đầu tư hạ tầng lớn nhất là tàu điện ngầm, cả tuyến đó là 38 tỷ USD, để làm được TP cũng phải cân đối vốn, có như vậy mới đáp ứng được.

Ngoài vấn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông thì cũng phải tính các giải pháp như mở rộng diện tích, giãn dân ra ngoài trung tâm?

Cái đó Hà Nội cũng đang đầu tư rất lớn và cũng kêu gọi đầu tư xã hội chứ nguồn vốn ngân sách không nhiều. Tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho TP Hà Nội một năm có 30.000 tỷ đồng. Nói đến việc xây dựng hạ tầng, chỉ tính riêng tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục đã phải đầu tư 7.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn đầu tư đôi tàu điện ngầm.

Vậy thì phải tính tuyến vành đai, rồi các tuyến xuyên tâm đều phải đầu tư. Có đầu tư thêm, mở cơ sở hạ tầng tốt thì người dân mới ra ngoài trung tâm TP sống, chứ cứ hô người dân ra mà hạ tầng không tốt chẳng ai ra.

Kể cả có cơ sở hạ tầng thì cũng còn phải xây dựng thói quen thì người ta mới ra. 

Cũng có nhà đầu tư nhận làm đô thị vệ tinh, nhận luôn đường sắt đưa đến, nhưng như vậy cũng mất cả chục năm chứ không đơn giản. Rồi kể cả nhà đầu tư khi làm đô thị vệ tinh (như Sóc Sơn, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên…) thì cũng phải có thời gian người dân mới ra chứ không phải ngay lập tức người ta ra.

Huy động đầu tư hạ tầng rất khó khăn như thế thì trong nhiệm kỳ này, kế hoạch sẽ thế nào thưa ông?

Trong hội nghị đầu tư tôi đã nói TP Hà Nội chỉ lo được 20% còn lại 80% là huy động từ xã hội. Muốn huy động được phải tạo môi trường, cơ chế, điều kiện thì nhà đầu tư mới đầu tư.

Qua mấy hội nghị với doanh nghiệp, nhà đầu tư vừa rồi Hà Nội đánh giá khả năng thu hút, tham gia của nhà đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng thế nào, từ phương thức BOT, BT, PPP... có đo lường, đong đếm được không?

Cái đó thì cũng đo được nhưng tỷ lệ cũng chỉ 50/50 thôi. Vì các nhà đầu tư đưa ra ý tưởng vậy nhưng quy trình đầu tư, các thủ tục cũng rất lâu. 1 dự án thì phải mất 10 năm, vừa rồi cho triển khai một số thì đều là các dự án từ 12 năm trước đây, toàn những dự án đã có rất lâu rồi, từ thời còn Hà Tây. 

Khi đó còn cả trăm dự án vì nhiều dự án liên quan đến năng lực nhà đầu tư, rồi có dự án chỉ là xếp chỗ để đấy, mình phải từng bước thu hồi lại rồi kêu gọi nhà đầu tư khác. Mọi việc cũng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường nữa, mong muốn nhưng ví dụ thị trường không lên thì cũng không kêu gọi nhà đầu tư làm được. 

Rồi ngân hàng nữa, kể cả mình mong muốn, nhà đầu tư mong muốn nhưng ngân hàng không cho vay thì cũng không làm gì được. Họ cũng còn phải nghe ngóng thị trường xem khả năng có ấm áp lên một tí người ta mới làm.

Vừa rồi Hà Nội có đề xuất một số cơ chế đặc thù cho các dự án giao thông, lý do gì TP muốn xin cơ chế đó?

TP bao giờ cũng là muốn làm nhanh vì sức ép, ví dụ như những đoạn kết nối. Toàn TP có rất nhiều đoạn kết nối không phải ở những tuyến lớn, tuyến đại lộ hay quốc lộ lớn và đoạn kết nối từ các khu đô thị lớn mà nếu mình làm được thì cũng thay đổi rất nhiều. 

Ví dụ như đường đi dưới thấp của hồ Linh Đàm hiện nay, khi làm thì thủ tục vướng nhiều quá. Nếu làm tắt lại không đúng luật, chính vì thế nên TP muốn có cơ chế đặc thù để làm nhanh vì đây là những dự án gần như là cấp cứu, giải quyết những nhu cầu rất cấp bách, bức xúc.

Hà Nội dự kiến cấm xe máy trong nội thành từ 2030

Hà Nội dự kiến cấm xe máy trong nội thành từ 2030

Hà Nội dự kiến dừng hoạt động của xe máy ở các quận nội thành vào năm 2030 để giảm ùn tắc giao thông.

标签:

责任编辑:Nhà cái uy tín