Khóa tập huấn nhằm giúp cán bộ kiểm tra,ậphuấnkỹnăngkiểmsoáthànghóaliênquanđếnvũkhíhủydiệthàngloạkết quả nauy kiểm soát hải quan và các cán bộ khác tham gia thực thi hoặc triển khai kiểm soát XK làm quen với việc tăng cường hoặc triển khai các biện pháp kiểm soát XK các vật liệu và thiết bị liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD).
Chương trình tập huấn nhận diện hàng hóa lưỡng dụng (CIT) được xây dựng dựa trên cơ sở các kinh nghiệm quan sát thực tiễn các thiết bị đáng ngờ nhưng không xác định được. Được biết, sau này khi công tác xây dựng tài liệu quốc gia về loại hàng hóa này, các khóa học sẽ cung cấp thông tin tổng quan về bốn lĩnh vực WMD là: Hạt nhân, tên lửa, hóa học và sinh học.
Theo Tổng cục Hải quan, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có những biện pháp tăng cường kiểm soát đối với hàng hóa XNK, tránh bị các tổ chức khủng bố lợi dụng hoạt động XNK nhằm mục đích buôn bán, vận chuyển vũ khí cũng như sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm lưỡng dụng có tính chất nhạy cảm vào những mục đích bất hợp pháp, gây tác động tiêu cực đến sự ổn định, an toàn xã hội.
Trong xu thế đó, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ triển khai chương trình Kiểm soát XK và An ninh biên giới (EXBS) nhằm trợ giúp các nước cải thiện hệ thống kiểm soát XK, kiểm soát việc vận chuyển và trung chuyển các hàng hóa “nhạy cảm” như vũ khí, đạn dược…
Chương trình này nhằm tăng cường khả năng phát hiện và ngăn chặn vận chuyển các vũ khí lưỡng dụng, công nghệ nguy hiểm cũng như bảo vệ an ninh từ xa và siết chặt chế độ kiểm soát và ngăn ngừa các hoạt động phổ biến vũ khí, đặc biệt là vũ khí hủy diệt, hàng lưỡng dụng, trang thiết bị quân sự, hạt nhân, tên lửa... Hiện nay, chương trình của EXBS đã được triển khai ở 40 nước, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh khủng bố, nạn phổ biến vũ khí hủy diệt và các phương tiện bắn/ phóng vũ khí ngày càng gia tăng, với nhiệm vụ và chức năng của mình, Hải quan Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia nói riêng, an ninh khu vực và thế giới nói chung.
Tuy nhiên, công chức Hải quan đặc biệt là công chức làm tại biên giới chưa có hoặc có rất ít kiến thức về kỹ năng nhận diện CIT, điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát hàng hóa, đặc biệt là CIT vận chuyển qua biên giới, buôn bán trái phép…
Do vậy, việc tổ chức các khóa đào tạo về nhận diện CIT là rất quan trọng để cán bộ, công chức tiếp cận một cách tổng quát và kiến thức và kỹ năng nhận diện CIT.