Triệu tập các đơn vị có số thu nợ chưa đạt chỉ tiêu
Công tác thu hồi nợ thuế được Cục Thuế Hà Nội xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ đầu năm đến nay. Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế,ụcThuếHàNộiquyếtliệtthuhồinợthuếthángcuốinăkèo thơm bóng đá Cục Thuế Hà Nội đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp nộp tiều nợ thuế. Nhờ đó nên số nợ của các doanh nghiệp do Cục Thuế Hà Nội quản lý đã liên tục giảm trong các năm qua. Báo cáo cho thấy, trong vòng 4 năm (2015 - 2018), số nợ trên dưới 90 ngày trên địa bàn Thủ đô đã giảm 9.411 tỷ đồng, tương đương giảm 43,4% tổng số nợ thuế.
Mặc dù vậy, tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp đến nay đang có diễn biến phức tạp, số nợ thuế có chiều hướng tăng lên. Trước tình hình đó, cùng với việc thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội đã triệu tập một cuộc họp khẩn với các đơn vị có số nợ cao, chưa đảm bảo chỉ tiêu thu nợ theo yêu cầu là: Phòng Thanh kiểm tra thuế số 3, 5, 9; 9 chi cục thuế là: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Ba Đình, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Long Biên. Cuộc họp nhằm đánh giá công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế nhằm có giải pháp quyết liệt trong công tác thu nợ tháng cuối năm 2019.
Tại cuộc làm việc này, ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội đã yêu cầu các phòng, các chi cục thuế phải có những giải pháp quyết liệt hơn trong việc thu hồi nợ thuế. Lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội lưu ý, đối với những phòng, chi cục thuế có kết quả đôn đốc thu hồi nợ thuế chưa cao, còn để nợ mới tăng, công tác cưỡng chế nợ còn chưa quyết liệt, chưa đạt yêu cầu, công tác xử lý nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh còn chậm, chưa dứt điểm… cần phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.
“Tại cuộc họp này, chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị phải vào cuộc một cách nghiêm túc. Với các trường hợp nợ mới phát sinh phải đôn đốc. Các trường hợp nợ lớn chưa thực hiện cưỡng chế, phải thực hiện cưỡng chế ngay. Với những trường hợp cố tình chây ỳ, đã thực hiện thông báo nhiều lần mà không nộp tiền nợ thuế thì tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định.” - ông Trường nói.
Thực hiện cưỡng chế ngay các trường hợp nợ có khả năng thu
Căn cứ thực tế quản lý thuế, tình hình thu nộp ngân sách nhà nước và báo cáo, giải trình về thực trạng, khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, ông Nguyễn Tiến Trường đã yêu cầu các đơn vị khẩn trương đôn đốc số nợ mới phát sinh từ tháng 10/2019. Đối với các trường hợp nợ có khả năng thu, đã xác minh chính xác số nợ thuế mà chưa thực hiện cưỡng chế, yêu cầu các đơn vị hoàn thành việc đôn đốc nộp, cưỡng chế. Với các trường hợp nợ sai, nợ ảo, cần phải tập hợp hồ sơ để điều chỉnh, phân loại ngay trong đầu tháng 12/2019.
Với các trường hợp nợ lớn ở ngưỡng dưới 300 triệu đồng, các đơn vị cần thực hiện quy trình cưỡng chế nợ theo quy định của Tổng cục Thuế; thực hiện rà soát toàn bộ các trường hợp cưỡng chế hóa đơn chưa hiệu quả để chuyển biện pháp cưỡng chế tiếp theo, tiến tới thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngoài các biện pháp trên đây, lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội cũng yêu cầu các phòng, các chi cục thuế chủ động rà soát, đề xuất thêm các giải pháp khác trong công tác đôn đốc, thu nợ, xử lý, điều chỉnh nợ; đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giảm nợ cục thuế giao đến 31/12/2019.
Cùng với các giải pháp mạnh trên đây, lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội cho biết, đã yêu cầu các phòng, các chi cục thuế thực hiện kiểm soát số liệu từ khâu kê khai, nộp thuế, ngăn chặn nợ mới phát sinh; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của thành phố trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thành phố, trong đó lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội giữ vai trò là Phó ban chỉ đạo.
Bên cạnh việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ, Cục Thuế Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục thực hiện công khai thông tin nợ thuế đối với các đơn vị nợ đọng lớn, chây ỳ trên địa bàn. “Chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo quy trình, quy định. Đối với các trường hợp cưỡng chế hóa đơn không hiệu quả, không đảm bảo thu hồi số nợ vào ngân sách nhà nước, Cục Thuế Hà Nội đang tiến hành rà soát để thực hiện các bước xác minh thông tin, áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo như: kê biên tài sản, thu tiền từ bên thứ 3 và thu hồi giấy phép kinh doanh” - ông Trường nói.
Lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội cũng cho biết, đối với các trường hợp đã qua quá trình quản lý, đánh giá có dấu hiệu chây ỳ, có dòng tiền luân chuyển, nhưng không thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách, cục thuế đã chuyển thanh tra đột xuất, toàn diện để có cơ sở đánh giá, báo cáo đề xuất UBND TP. Hà Nội và Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính các biện pháp quyết liệt mạnh mẽ hơn nữa như: thu hồi dự án, chuyển biện pháp cưỡng chế...
Nhật Minh