Phát triển nhanh,ĐầutưvàonănglượngKhuyếnkhíchkhuvựctưnhâcúp c1 c2 c3 là gì đồng bộ
Trong giai đoạn vừa qua, ngành năng lượng nước ta đã có bước phát triển mạnh, tương đối đồng bộ trong tất cả các lĩnh vực và phân ngành năng lượng về cơ bản đã bám sát định hướng phát triển năng lượng của Đảng và đạt được nhiều mục tiêu cụ thể, đáng ghi nhận.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020 diễn ra ngày 17/9, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: ngành năng lượng trở thành ngành đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước… Ngành năng lượng Việt Nam cung cấp năng lượng, đặc biệt là cung cấp điện, cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện, chỉ số tiếp cận điện năng đứng thứ 27/190 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi, kết nối nhằm phát triển năng lượng bền vững |
Bên cạnh đó, công nghiệp khai thác dầu khí và lọc hoá dầu phát triển mạnh, sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thuỷ điện phát triển nhanh, gần đây điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao; huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế…
Đánh giá về hiện trạng cơ cấu năng lượng tại Việt Nam, ông Đinh Thế Phúc - Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - cho hay: tổng cung cấp năng lượng sơ cấp trong nước liên tục tăng trưởng, bình quân đạt 4,64%/năm, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2019, sản lượng điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sản xuất và mua đạt mức 231,10 tỷ kWh, tăng 8,85% so với năm 2018; đáng chú ý là tỷ trọng sản lượng điện từ các nguồn điện gió và mặt trời tăng mạnh từ 0,79 tỷ kWh vào năm 2018 lên 6,10 tỷ kWh vào năm 2019, tăng gấp 7,7 lần, chiếm 2,64% sản lượng điện sản xuất và mua.
Đối với nguồn điện năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương thông tin: tính tới tháng 7/2020, trên hệ thống điện quốc gia có tổng cộng 99 nhà máy điện mặt trời vận hành với tổng công suất là 5.053 MW. Hiện cũng có 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất là 429 MW và 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn gần 10 MW. Như vậy, tổng công suất điện gió và mặt trời đã là 5.482 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất nguồn đặt của hệ thống.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Diễn đàn là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực năng lượng trao đổi, kết nối nhằm phát triển năng lượng bền vững |
Ông Lê Hải Đăng, Trưởng Ban Chiến lược phát triển, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - khẳng định: phát triển hệ thống điện trong giai đoạn 2011-2020 cơ bản đáp ứng an ninh năng lượng quốc gia, là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc cung cấp điện đang được cải thiện mạnh mẽ về các chỉ số: Tiếp cận điện năng, chất lượng điện năng, độ tin cậy,…
Tuy nhiên, các chuyên gia tại diễn đàn cho rằng, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế: Các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ, trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hoá và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hóa cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế...
“Việc chậm tiến độ các nguồn điện truyền thống công suất lớn khiến dự phòng hệ thống suy giảm, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia trong trường hợp có đột biến tăng trưởng phụ tải. Bên cạnh đó, phát triển năng lượng tái tạo là xu thế chung, trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể vào công suất hệ thống điện, tuy nhiên việc phát triển ồ ạt và cục bộ gây khó khăn nhất định cho vận hành hệ thống điện và lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư” - ông Lê Hải Đăng chia sẻ.
Mở cửa cho tư nhân đầu tư năng lượng
Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra những mục tiêu quan trọng để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng với dịch vụ và giá cả hợp lý.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định, ngành năng lượng đã đạt được nhiều mục tiêu đáng ghi nhận |
Nghị quyết số 55 không chỉ nêu bật những định hướng quan trọng, nguyên tắc, mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản mà còn tạo thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng. Đồng thời, Nghị quyết xác định phát triển bền vững năng lượng quốc gia là phải tập trung phát triển các nguồn năng lượng đa dạng, trong đó cần tiếp tục ưu tiên năng lượng tái tạo, năng lượng điện khí...
Đưa ra dẫn chứng thực tế, ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều các dự án nhà máy điện tại Việt Nam có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài. Tỷ lệ nguồn điện được đầu tư theo hình thức BOT và IPP trong cơ cấu nguồn điện toàn quốc đã tăng lên đáng kể, từ 14,41% (tương đương 4.344 MW) vào năm 2010 đã tăng lên 27,29% (tương đương 15.591 MW) vào năm 2019 (chưa kể đến các dự án điện gió, điện mặt trời đã đưa vào vận hành và đang xây dựng năm 2020).
Đặc biệt, hoạt động đầu tư nước ngoài vào các dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức BOT trong thời gian qua là đáng kể, làm giảm áp lực vốn cho Chính phủ trong những dự án kết cấu hạ tầng quan trọng, có vốn lớn, công nghệ phức tạp như các dự án nguồn điện và góp phần quan trọng vào việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia, nhất là trong bối cảnh các tập đoàn nhà nước (EVN, PVN, TKV) khó khăn về vốn đầu tư cho các dự án nguồn điện.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương phát biểu |
Kết quả tỷ lệ tham gia đầu tư tư nhân trong lĩnh vực điện lực ngày càng tăng là do Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách, chiến lược đúng đắn để thúc đẩy phát triển đầu tư tư nhân. Đáng chú ý, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ trong việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng trong đó có năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu đề xuất các khuôn khổ pháp lý, xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo.
"Bộ Công Thương đánh giá hoạt động đầu tư tư nhân vào ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng là mũi nhọn hết sức quan trọng. Các chính sách thu hút đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng đến nay có thể nói là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và đã đạt được những thành công bước đầu"- ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Đinh Thế Phúc kiến nghị, trong thời gian tới, cần hoàn thiện, ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia; Quy hoạch điện VIII: chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo hướng phát triển bền vững; đặt ra các mục tiêu phù hợp về tỷ trọng các nguồn năng lượng bao gồm năng lượng tái tạo theo từng giai đoạn; tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo minh bạch, hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường; ưu đãi về thuế đối để thúc đẩy phát triển năng lượng xanh, sạch…
Ghi nhận các ý kiến tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020 có ý nghĩa hết sức thiết thực. Đây là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực năng lượng trao đổi, kết nối nhằm phát triển năng lượng bền vững. Các đề xuất, kiến nghị tại diễn đàn rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay Bộ Công Thương đang cùng với các bộ, ngành trong đó có Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.
Đến nay đã có rất nhiều các dự án nhà máy điện đã và đang triển khai theo hình thức BOT. Đây là các dự án có quy mô lớn (về công suất và tổng vốn đầu tư), do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam và thu xếp vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế. |