Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chủ động đề xuất các giải pháp tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: TL. Ưu đãi thuế,ộTàichínhsẽtiếptụchỗtrợngườidândoanhnghiệpvượtkhókq bundesliga 2 phí được thực hiện trong 2 năm liên tiếp Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế và các bộ, ngành chức năng theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh, tổ chức phân tích và dự báo xu hướng, nhận diện tình hình, đánh giá tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế để xây dựng các kịch bản ứng phó. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp tài khóa hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, tập trung vào 3 mục tiêu chính. Cụ thể: Thứ nhất là, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa chính sách tài khóa, kết hợp với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, thực hiệt tốt mục tiêu “kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn xã hội. Mục tiêu thứ hai là tiết giảm chi phí, tăng vốn khả dụng đảm bảo tính thanh khoản cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh để duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, hạn chế thấp nhất tình trạng doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể; chủ động phục hồi và tăng tốc phát triển khi có điều kiện. Mục tiêu thứ ba là triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước (NSNN), huy động thêm các nguồn lực trong xã hội, để tăng chi cho các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế trong xã hội; tăng cường kinh phí cho những người bị cách ly tập trung, những người tham gia công tác phòng, chống dịch, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vắc xin phòng Covid-19. Năm 2020, Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền thực hiện giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Nhiều chính sách được áp dụng như: gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm thuế thu nhập cá nhân thông qua nâng mức giảm trừ gia cảnh; giảm thuế xuất, nhập khẩu; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 15% tiền thuê đất và cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí khác cho danh nghiệp. Trong năm 2021, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chính sách tài khóa, ưu đãi về thuế, phí tiếp tục được thực hiện, như: giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2021; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; miễn giảm một số khoản phí, lệ phí. Đồng thời, Bộ Tài chính cho phép tính vào chi phí của doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm 2020, 2021. Cùng với đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế kê khai, lập, nộp giấy đề nghị gia hạn; xử lý gia hạn kịp thời, đúng chế độ quy định; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN. Tăng chi cho an sinh xã hội, chống dịch Đáng chú ý, trong bối cảnh nguồn thu còn khó khăn do dịch bệnh, nhưng Bộ Tài chính đã đảm bảo nguồn chi cho an sinh xã hội, chi cho phòng chống dịch Covid-19. Bộ Tài chính đã hướng dẫn các địa phương về nguồn kinh phí và cơ chế mua sắm trong điều kiện dịch Covid-19 đối với phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch Covid-19; tổ chức thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo, người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm sâu, hộ kinh doanh; hỗ trợ tiền ăn và tiền chữa bệnh nền cho người cách ly tập trung và hỗ trợ tiền trực cho các cá nhân tham gia phòng, chống dịch. Năm 2020, với hơn 111 nghìn tỷ đồng đã thực hiện miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, đã có 128,6 nghìn doanh nghiệp và 56,3 nghìn hộ kinh doanh được hưởng lợi từ chính sách. Trong 5 tháng đầu năm 2021, đã thực hiện gia hạn thuế trên 24 nghìn tỷ đồng, qua đó giúp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh không những đủ sức cầm cự qua thời kì khó khăn, mà còn chủ động phát triển sản xuất, thích ứng với tình hình mới. Đến nay, NSNN đã chi hơn 8 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó riêng ngân sách trung ương đã chi hơn 6,1 nghìn tỷ đồng để bổ sung cho các bộ để mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vắc-xin phòng Covid-19 (5,35 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương 762 tỷ đồng. Chi 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 13 triệu đối tượng gặp khó khăn do đại dịch, chủ yếu là người nghèo (gần 8 triệu người), đối tượng bảo trợ xã hội (gần 3 triệu người), người có công với cách mạng (hơn 1 triệu người) và 1,3 triệu lao động bị mất việc làm. Để đảm bảo nguồn kinh phí mua vắc-xin phòng Covid-19 (khoảng 150 triệu liều vắc-xin để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân), Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí 13,3 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2020. Đồng thời, Bộ Tài chính đề xuất với Chính phủ việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cùng với nguồn NSNN đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng chống dịch, đẩy nhanh tiến độ mua, nhập khẩu vắc xin để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân. Có thể nói, các chính sách tài khóa đã áp dụng, cùng với chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô khác, đã cụ thể hóa mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế và đảm bảo ổn định đời sống nhân dân”, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cùng đồng hành với doanh nghiệp, chăm lo đời sống của nhân dân, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp chính sách đã ban hành thời gian qua để đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, lệ phí phù hợp với diễn biến tình hình thực tế./. (Bài thực hiện tuyên truyền theo Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ) Kim Cúc |