Đây là phiên họp thứ 5 của Tiểu ban gồm 51 thành viên nhằm xây dựng văn kiện kinh tế - xã hội mà Tiểu ban chủ trì là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển 5 năm 2021 - 2025.
Cuộc họp thứ nhất vào ngày 9/11/2018,ủtướngChiếnlượckinhtếkết quả bóng đá tv Tiểu ban đã cho ý kiến thống nhất về tổ chức cơ quan thường trực là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các đồng chí Thường trực Tiểu ban, Tổ biên tập, dự kiến chương trình công tác tổng thể của Tiểu ban. Cuộc họp thứ hai vào ngày 19/1/2019, Tiểu ban thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động, cho ý kiến về chủ đề, kết cấu và một số nội dung trọng tâm của Chiến lược 10 năm và Phương hướng 5 năm, phân công, đặt hàng và giao các chuyên đề nghiên cứu, quy chế hoạt động của Tiểu ban.
Cuộc họp thứ 3 là vào ngày 4/3/2019, Tiểu ban cho ý kiến và thông qua các nội dung quan trọng để báo cáo Bộ Chính trị gồm các phương án về chủ đề, kết cấu, đề cương sơ bộ và một số trọng tâm của Chiến lược 10 năm và Phương hướng 5 năm. Cuộc họp thứ 4 vào ngày 10/4/2019, tập trung thảo luận, cho ý kiến về chủ đề cụ thể về đề cương chi tiết các báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị để hoàn thiện, trình Hội nghị Trung ương 10 khóa XII.
Đồng thời, tại các phiên họp trên, Tiểu ban cũng đã đưa ra yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học triển khai nghiên cứu 42 chuyên đề, tổ chức 6 buổi làm việc với các địa phương trong cả nước theo khu vực, đồng thời tổ chức nhiều buổi hội thảo, khảo sát trong nước và quốc tế, đặc biệt là lấy ý kiến nhiều chuyên gia, nhà khoa học.
Tiểu ban đã triển khai nghiêm túc nhiệm vụ Trung ương giao, khẩn trương thực hiện các công việc cần thiết để xây dựng 2 văn kiện quan trọng này, đồng thời bảo đảm phù hợp, kịp thời với chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Trung ương, Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 5 vừa qua, Tiểu ban đã trình đề cương chi tiết, các báo cáo; Trung ương đã cho ý kiến và thông qua. Theo thông báo của Văn phòng Trung ương, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phải xây dựng, hoàn thiện các báo cáo văn kiện gửi xin ý kiến Bộ Chính trị trước ngày 5/9 để trình Hội nghị Trung ương 11.
Trong quá trình xây dựng dự thảo báo cáo, Trưởng Tiểu ban đã yêu cầu Tổ biên tập phải nghiên cứu, tập hợp toàn diện kết quả nghiên cứu của 42 chuyên đề, nội dung của 6 buổi làm việc với các địa phương trong các vùng, các buổi hội thảo, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia trong nước, quốc tế.
Tại cuộc họp với Tổ biên tập, Thường trực Tiểu ban, Thủ tướng đã yêu cầu các báo cáo phải bảo đảm “Đảng chấp nhập, nhân dân khấn phởi, quốc tế đánh giá cao”.
Tổ biên tập đã hoàn thành dự thảo lần 1 các báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban ngày 30/7, sau đó tiếp tục hoàn thiện dự thảo lần thứ hai, trình Thường trực Tiểu ban tại cuộc họp ngày 8/8 vừa qua. Trên cơ sở đó, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Tổ biên tập đã hoàn thiện các báo cáo và trình Tiểu ban tại phiên họp toàn thể hôm nay.
“Tôi đã yêu cầu Tổ biên tập tiếp tục chủ động tổ chức các buổi hội thảo, khảo sát lấy ý kiến rộng rãi, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, tiếp tục hoàn thiện nữa chứ không phải đến đây là xong”. Thủ tướng đề nghị các thành viên Tiểu ban với tinh thần dân chủ thẳng thắn, trách nhiệm, tập trung thảo luận, cho ý kiến cụ thể, ngắn gọn về các dự thảo báo cáo, cả nội dung và cách viết, cả kinh tế và xã hội, quốc phòng, an ninh, tình hình nhân dân. Tinh thần chung là phải đánh giá tình hình đúng, khách quan. Không tô hồng cũng không được bôi đen, phân tích, nhận định sát, đúng thực trạng đất nước trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay. Đặc biệt là đề ra những định hướng, các giải pháp chủ yếu, tạo đột phá phát triển trong 5 năm, 10 năm tới, đặc biệt dịp 100 năm thành lập Đảng và tầm nhìn đến 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
“Đánh giá tình hình cho đúng, cho sát, đồng thời có khát vọng phát triển, đặc biệt là tinh thần đột phá phát triển, bàn tiến lên chứ không phải bàn lùi, để đưa dân tộc ta có bước phát triển mới”, Thủ tướng nêu rõ. Vì vậy, các thành viên Tiểu ban cần thảo luận, bàn kỹ, thống nhất ý kiến về 7 nội dung chính. Thứ nhất, nhận định, đánh giá kết quả đạt được, trong đó nêu bật các thành tựu, điểm sáng, các nét lớn trong 5 năm, 10 năm qua.
Thứ hai là các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, trong đó cần đánh giá đúng bản chất những vấn đề còn bất cập, tồn tại, chỉ rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học rút ra trên các mặt.
Thứ ba là nhìn nhận, đánh giá bối cảnh quốc tế, trong nước thời gian tới, trong đó, đặc biệt chú ý phân tích, dự báo những điểm mới, cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức trong và ngoài nước 5 năm, 10 năm tới.
Thứ tư là quan điểm phát triển, trong đó xác định rõ những vấn đề cốt yếu về quan điểm cần thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để tập trung thực hiện.
Thứ năm là mục tiêu chiến lược, bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Thứ sáu là các đột phá chiến lược, trong đó lưu ý các điểm mới về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, yếu tố văn hóa, con người và khát vọng vươn lên.
Thứ bảy là phương hướng nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, trong đó đặc biệt chú ý đến nội dung giải pháp mang tính đột phá, thúc đẩy phát triển trên các lĩnh vực.
“Đồng thời, qua công tác điều hành thực tiễn các lĩnh vực mà các đồng chí phụ trách, tôi đề nghị các đồng chí có ý kiến bổ sung về những vấn đề mới, những ý tưởng đột phá sáng tạo để tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới”, Thủ tướng nói, bởi đây chưa phải là văn bản cuối cùng, trong quá trình thảo luận, vẫn tiếp tục lấy thêm ý kiến.
Một việc quan trọng là phối hợp với Tiểu ban Văn kiện. Thủ tướng đề nghị Tổ biên tập báo cáo cụ thể về tình hình phối hợp, đặc biệt là việc so sánh, đối chiếu các nội dung liên quan giữa các văn kiện, nhất là đánh giá, nhận định tình hình, quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát, đột phá chiến lược...
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Sau khi lắng nghe các ý kiến, kết luận cuộc họp Thủ tướng đánh giá các dự thảo báo cáo đã đã bám sát đề cương chi tiết đã được Trung ương thông qua, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra, mang tính tổng thể, toàn diện và khái quát cao, có tính kế thừa, đổi mới, nhiều ý tưởng mới sáng tạo.
Thủ tướng yêu cầu Tổ biên tập tiếp tục nghiên cứu, rà soát các nội dung để phù hợp với các dự thảo báo cáo chính trị khác đang được xây dựng, trong đó có vấn đề phát triển nhanh và bền vững, lấy phát triển nhanh để duy trì ổn định, tạo nền tảng cho phát triển bền vững, thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng thể chế ... Về bối cảnh thời gian tới, Thủ tướng lưu ý nhấn mạnh vấn đề biến đổi khí hậu có xu hướng diễn biến khốc liệt hơn.
Thủ tướng cũng yêu cầu Tổ biên tập tiếp thu ý kiến góp ý về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong các dự thảo báo cáo, đảm bảo căn cứ khoa học, thực tiễn, có phương pháp tính phù hợp, vừa có tính khả thi, vừa có tính phấn đấu cao.
Về mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng đề nghị có nghiên cứu đề xuất mức tăng trưởng hợp lý, đủ để đảm bảo thoát bẫy thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, nhưng phải tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh việc làm rõ nét hơn về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới trong dự thảo báo cáo, Thủ tướng cũng đề nghị Tiểu ban làm rõ các động lực phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tới như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến - chế tạo, du lịch, công nghệ thông tin, phát triển đô thị và liên kết vùng. Các dự thảo báo cáo cũng phải chú trọng các vấn đề xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; coi con người là trung tâm, là chủ thể, động lực của sự phát triển, xây dựng nền kinh tế tự chủ, có sức chống chịu, khả năng cạnh tranh cao…
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị từ nay đến Hội nghị Trung ương 11, Tiểu ban sẽ tiếp tục làm việc với các bộ, ngành, tổ chức các cuộc tọa đàm. Tổ biên tập chủ động tổ chức các cuộc hội thảo về một số chủ đề quan trọng với các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý để tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung dự thảo báo cáo./.
Theo Chinhphu.vn