Đây là điều có khả năng khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,địnhphápluậtkémCảntrởcơhộikinhdoanhcủkq bongda thậm chí mất cơ hội khi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bất hợp lý Trong cuộc bình chọn quy định pháp luật được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện mới đây, trong số 123 đề cử quy định kém, có khá nhiều quy định liên quan tới Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in. Tiêu biểu như hạn chế đối với hoạt động hợp tác của các cơ sở in. Theo lý giải, hoạt động hợp tác này ít tác động đến các trật tự công, là hoạt động kinh doanh bình thường của DN, là một chiến lược kinh doanh, giúp tận dụng lợi thế… nên quy định này đặt ra sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của ngành in, gây lãng phí, tốn kém… Bên cạnh đó là bất cập trong việc cấp giấy phép NK một số máy móc, thiết bị gia công sau in. Quy định này bắt buộc xin giấy phép nếu muốn NK nhưng lại không có quy định về căn cứ xét duyệt để cấp giấy phép, khiến DN không thể tiên liệu được việc sản phẩm, thiết bị của họ sẽ phải thực hiện như thế nào và quy định này còn khiến DN mất thêm một trình tự thủ tục cho hoạt động kinh doanh… Điều đáng nói, Nghị định 60/2014/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực từ năm 2014, nhưng đến nay, việc sửa đổi vẫn chưa có nhiều tiến triển. Cũng có những bức xúc tương tự về những quy định của luật pháp gây khó cho hoạt động sản xuất, các DN thủy sản lại có nỗi lo trước quy định về tỷ lệ mạ băng – hàm ẩm của cá tra XK tại Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra. Theo lý giải của các DN, tỷ lệ mạ băng – hàm ẩm là vấn đề thuộc thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, không phải vấn đề tiêu chuẩn bắt buộc. Vì thế, quy định này đang can thiệp vào quyền tự do ký kết hợp đồng của DN bởi mỗi thị trường NK lại có yêu cầu khác nhau, nên nếu quy định cứng nhắc sẽ là điều bất hợp lý. Mặc dù điều luật này đã được hoãn thực hiện từ cuối năm 2015 nhưng các DN đều mong muốn Chính phủ sẽ bãi bỏ hoàn toàn điều bất hợp lý này. Chậm tiếp thu Lý do được các DN đưa ra nhiều nhất trước những hạn chế của pháp luật là việc tiếp thu ý kiến đóng góp còn chậm chạp, chưa đúng với yêu cầu của DN. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, nhiều chính sách pháp luật tưởng đã thông suốt, “bất di bất dịch” nhưng dưới con mắt của DN, cùng sự thay đổi của thị trường, chính sách này có thể gây bất lợi. Do đó, các bộ ngành cần quan sát, ghi nhận kỹ lưỡng hơn để có những sửa đổi hợp lý. Trao đổi với Báo Hải quan, ông Nguyễn Công Tuấn, Chánh Văn phòng Hiệp hội in Việt Nam cho hay, Hiệp hội và DN đã nhiều lần kiến nghị, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm giữa DN ngành in, hiệp hội với các bên như VCCI, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông… nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Thậm chí, quy định tại Nghị định 105/2007/NĐ-CP về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm gây bức xúc cho DN đã được tiếp thu và bãi bỏ, nhưng không hiểu sao lại tiếp tục quay lại, gây khó cho DN. Kết quả cuộc bình chọn quy định pháp luật 2016 cho thấy, lý do các quy định bị đề cử kém đa phần nằm ở tính hợp lý, các cơ quan xác định được mục tiêu chính sách tương đối tốt, nhưng quá trình đưa ra giải pháp bằng các quy định pháp luật và đánh giá tác động lại chưa tốt. Chính vì thế, khuyến nghị từ cuộc bình chọn này đưa ra là cần phải coi trọng hơn nữa tới hoạt động tham vấn giữa DN, các đối tượng chịu tác động, chuyên gia và các cán bộ pháp chế. Làm được điều này sẽ thu hút nhiều ý kiến đóng góp, giúp các quy định tốt hơn, nhất là khi Việt Nam mở cửa nên hệ thống pháp luật cũng phải theo thông lệ quốc tế. Nói về vấn đề này, ông Lương Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần khóa Việt Tiệp cho hay, Chính phủ nên hỗ trợ DN bằng cách cho “cần câu” chứ không nên cho “con cá”. Vì thế, việc xây dựng luật phải làm sao để đúng, trúng và cụ thể vào mong muốn, nhu cầu của DN. Đồng quan điểm, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội cho hay, hoạt động tham vấn DN cần được chú trọng hơn nữa, không nên để tình trạng nhiều kiến nghị đã được nói nhiều nhưng các cơ quan quản lý hoặc không để ý hoặc cố tình không để ý dẫn đến tình trạng pháp luật chồng chéo, luật trái với luật… gây bức xúc cho DN. Không thể phủ nhận, sự đóng góp của DN cùng sự tích cực tiếp thu trong xây dựng pháp luật của các cơ quan quản lý đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Nguyễn Công Tuấn cho biết, sau nhiều lần kiến nghị, hội họp, đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có dự thảo sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Hơn nữa, tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP mới đây của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát kiến nghị sửa đổi Nghị định theo hướng quy định rõ danh mục đối tượng chịu sự điều chỉnh, bãi bỏ các quy định có tính chất hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN như quy định hạn chế hợp tác, giấy phép NK, cấp phép đối với các hợp đồng in từ nước ngoài… Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành cùng sự chủ động, đóng góp tích cực từ phía DN, hiệp hội, các quy định pháp luật sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Đây không chỉ là trách nhiệm, quyền lợi của các cơ quan, tổ chức mà còn là quy luật tất yếu khi kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa, hội nhập. |