【bảng xếp hạng man utd gặp bournemouth】Nan giải chuyện nợ tiền thu mua lúa

时间:2025-01-10 15:49:40来源:Empire777 作者:Cúp C1

Mỗi khi đến vụ,ảichuyệnnợtiềbảng xếp hạng man utd gặp bournemouth người trồng lúa tỉnh nhà thường không chỉ bất an về giá cả thị trường, mà còn nơm nớp lo sợ trước tình trạng phá vỡ hợp đồng, nhất là “quỵt” tiền thu mua sản phẩm từ thương lái nói chung.

Ông Bình bày tỏ bức xúc của mình với Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND 3 cấp vào thời điểm đầu tháng 5.

Những chuyện xù nợ khó tin

Cách đây gần 2 năm, chỉ vì tin “cò lúa” mà hàng chục nông dân trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Vị Thủy và Châu Thành A phải một phen điêu đứng khi mà lúa Hè thu 2016 đã giao cho một “cò lúa” ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A kéo dài hàng tháng mà vẫn chưa lấy được hết tiền.

Người nợ tiền hơn 1 tỉ đồng từ mồ hôi, nước mắt của nhiều nông dân lúc đó chính là ông Trần Văn Lâm, ngụ tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A - một “cò lớn” đi thu gom lúa từ “cò nhỏ” về giao cho một công ty có trụ sở tại thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A.

Mãi cho đến khi được các ngành chức năng xã, huyện vào cuộc giải quyết, ông Lâm mới thừa nhận số tiền mình còn nợ trong mua lúa của nông dân trên địa bàn huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A. Đồng thời cam kết sẽ cố gắng sắp xếp trả đủ số tiền trong thời gian sớm nhất.

Vụ việc nghiêm trọng đó tạm lắng chưa được bao lâu thì mới đây gần chục nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ phải đến cầu cứu ngành chức năng huyện, tỉnh vì họ bị một thương lái thu mua lúa tại địa phương quỵt nợ (tổng số tiền khoảng 150 triệu đồng từ năm 2013 đến nay).

Cầm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ trên tay, ông Dương Thanh Bình, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Thuận Đông, cho hay: “Vào tháng 5-2013, tôi có bán lúa cho ông Lê Văn Thức ở cùng ấp, với số tiền gần 23 triệu đồng. Ông Thức có đặt cọc trước 5 triệu đồng, số tiền còn lại ông ấy hẹn 3 ngày sau sẽ thanh toán đủ nhưng đến nay đã 5 năm rồi mà ông Thức vẫn không trả”.

Cũng là một trong 9 chủ nợ của Lê Văn Thức, ông Mai Văn Học, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Đông, bày tỏ: “Chúng tôi làm ruộng vất vả đã đành, nhưng bán lúa nhiều năm rồi mà còn phải nhọc công đi đòi nợ. Tôi rất mong ngành chức năng sớm vào cuộc giải quyết dứt điểm, góp phần giúp cho nông dân yên tâm sản xuất”. 

Cơ quan chức năng nói gì ?

Theo ông Lê Văn Khởi, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, đây là vụ án dân sự, tòa đã tuyên rồi. Theo đó buộc Lê Văn Thức phải trả tiền thu mua lúa cho bà con ở ấp 3. Tuy nhiên, cấp có thẩm quyền không thể tiến hành thi hành án được vì tất cả tài sản trong nhà đều do cha của Thức đứng tên.

“Do vụ việc bức xúc kéo dài nhiều năm nay nên chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng huyện, tỉnh xem xét, nghiên cứu chuyển sang hình thức xử lý khác, cụ thể là theo hướng chiếm dụng lừa đảo nhằm sớm trả lại sự công bằng cho người dân”, ông Khởi khẳng định.

Còn theo ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, khoảng 3 năm trở lại đây, trước khi vào vụ, “cò lúa” đến đặt cọc một khoản tiền nhất định để tạo niềm tin và giữ đầu mối thu mua sản phẩm của người dân vào lúc ruộng lúa thu hoạch.

Thực ra, “cò lúa” là những người am hiểu quá trình sản xuất của người dân, vừa có mối quan hệ chặt chẽ với cánh thương lái. Nhờ đó, hoạt động mua bán diễn ra nhanh chóng hơn. Tuy nhiên việc mua bán chủ yếu thông qua tiền đặt cọc trên cơ sở hợp đồng miệng hay giấy viết tay nên khi có tranh chấp rất khó giải quyết.

“Trường hợp 9 hộ dân ở xã Vĩnh Thuận Đông bị thương lái giật nợ có một phần trách nhiệm của họ. Bởi người dân trực tiếp mua bán lúa với thương lái địa phương mà không thông qua một tổ hợp tác hoặc hợp tác xã nào. Đây là cái sai lầm mà bà con mình thường mắc phải trong thời gian vừa qua”, ông Đời phân tích.

Do đó, theo ông Đời, việc mua bán sản phẩm nông sản nói chung, bà con phải thực hiện hợp đồng cho chặt chẽ, nhất là trong hợp đồng phải do một tổ chức đại diện nông dân đứng ra thực hiện với doanh nghiệp và phải thông qua UBND xã để giải quyết quyền lợi chính đáng theo pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.

“Trước khi ký kết hợp đồng, tổ chức đại diện nông dân cần chủ động đến trực tiếp điểm thu mua của công ty, doanh nghiệp đó để xem họ làm ăn thế nào rồi mới quyết định hợp tác. Tránh trường hợp khi doanh nghiệp mất khả năng cân đối tài chính, họ bỏ trốn không thanh toán cho bà con sẽ rất khó giải quyết sau này”, ông Đời khuyến cáo.

Bài, ảnh: NGUYỄN GIA

相关内容
推荐内容