【ty so vigo】Việt Nam cần khoảng 6,8% GDP mỗi năm để ứng phó biến đổi khí hậu
TTK LHQ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong chống biến đổi khí hậu | |
Doanh nghiệp cần tích hợp phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh cốt lõi | |
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất hệ thống lương thực ASEAN phải đối mặt |
Lễ công bố Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển. |
Ngày 14/7, tại Hà Nội, WB đã tổ chức lễ công bố Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam.
Theo báo cáo, 100 triệu người dân Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của khí hậu đang phải đối mặt với nhiều rủi ro dọc theo bờ biển dài 3.260 km và các vùng trũng thấp rộng lớn của đất nước.
Nguy cơ đối với các khu đô thị và khu công nghiệp, đặc biệt là trong và xung quanh trung tâm kinh tế TPHCM, đặt nhiều bộ phận lớn của nền kinh tế vào rủi ro.
Ông Muthukumara Mani, Chuyên gia trưởng về kinh tế môi trường, Trưởng nhóm chuyên gia của WB đưa ra tính toán, nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm thiểu phù hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam mất khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm vào năm 2050 và có thể khiến tới một triệu người vào tình trạng nghèo cùng cực vào năm 2030.
Vì thế, báo cáo của WB cho rằng cần ưu tiên đầu tư để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu. Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam tiến dần đến vị thế là nước có thu nhập cao, Việt Nam cũng cần phải giảm cường độ carbon. Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong thế kỷ này lượng khí thải và đang duy trì tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Ô nhiễm liên quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất; tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư.
Báo cáo ước tính giá trị hiện tại của nhu cầu đầu tư thêm vào các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2040 lên đến khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương khoảng 368 tỷ USD. Việt Nam cũng sẽ cần bổ sung đầu tư công bằng nhiều cải cách chính sách để thu hút đầu tư tư nhân.
Theo ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC, để trở thành một quốc gia có thu nhập cao và phát thải ròng bằng “0” trong 30 năm tới, Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân. Để điều này trở thành hiện thực, điều quan trọng là Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và cải cách đúng đắn. Đó là xanh hóa lĩnh vực tài chính, thúc đẩy các dự án tăng trưởng xanh trên nhiều lĩnh vực và ban hành quy trình thủ tục minh bạch và dễ đoán cho các dự án năng lượng.
Nhu cầu tài chính và các nguồn lực có thể huy động. Nguồn: WB |
Dựa trên kết quả chạy mô hình và phân tích của báo cáo, WB khuyến nghị Việt Nam cần có lộ trình xây dựng khả năng thích ứng phù hợp để bảo vệ tài sản, cơ sở hạ tầng và con người của đất nước. Mặt khác, Việt Nam có thể áp dụng các cải cách chính sách bổ trợ trong lĩnh vực tài khóa và tài chính có thể kích thích đầu tư từ cả khu vực công và khu vực tư nhân với tổng nhu cầu tài chính khoảng 254 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2040.
Cụ thể, báo cáo cho rằng, đầu tư công có thể chiếm khoảng một phần ba tổng vốn đầu tư và có thể được tài trợ thông qua thuế carbon hoặc đi vay trên thị trường trong nước. Trong khi đó, nguồn vốn tư nhân tương đương khoảng 3,4% GDP mỗi năm có thể được huy động thông qua tín dụng xanh từ các ngân hàng, cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh, cũng như áp dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro.
Theo ông Muthukumara Mani, với Thỏa thuận Paris, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để nhận được nguồn lực cần thiết đến từ các tổ chức quốc tế, vốn FDI, các tổ chức tài chính đa phương, các nguồn kiều hối hỗ trợ hành động xanh hơn và sạch hơn.
相关推荐
- Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- 20 bệnh nhi được ghép tủy thành công tại Bệnh viện Trung ương Huế
- Vua và Hoàng hậu Malaysia cùng dẫn bản tin đặc biệt, người dân khen ngợi hết lời
- Mỗi năm, bệnh nhân ung thư tăng 30
- Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- Giá cà phê hôm nay 5/8/2024: Giá cà phê trong nước neo ở mức cao
- Triển khai điểm tiêm thường xuyên vắc
- Kit test COVID